Hợp tác kinh doanh là một hình thức kinh doanh rất phổ biến trong thời buổi hiện đại như thế này, đặc biệt là hợp tác kinh doanh nhỏ. Việc hợp tác kinh doanh nhằm mục đích giúp cho đôi bên cùng phát triển và đạt được những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, việc hợp tác như thế nào để lâu bền và đảm bảo được quyền cùng lợi ích của các bên mới là quan trọng nhất.
[caption id="attachment_2543" align="aligncenter" width="600"] Tìm hiểu các kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ[/caption]
Bạn có thể xem nhanh bài viết để hiểu rõ hơn về nội dung từng phần:
- Trước khi hai bên ký kết hợp tác kinh doanh
- Ký kết hợp đồng hợp tác với đối tác
- Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Những điều cấm kỵ khi hợp tác kinh doanh
I. Trước khi hai bên ký kết hợp tác kinh doanh
1. Tại sao cần hợp tác để kinh doanh?
Có rất nhiều trường hợp bạn bè thân thiết cùng nhau hợp tác kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một vài tháng sau là cả hai không còn nhìn mặt nhau nữa. Đây là chuyện xảy ra rất phổ biến nhưng không có nghĩa là không có những trường hợp hợp tác thành công. Và cũng đừng vì vậy mà bạn nghĩ hợp tác kinh doanh thì không tốt.
Điều chúng tôi muốn nói là trước khi hợp tác với nhau các bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của việc làm này. Theo như số liệu từ Blommberg thống kê, cứ khoảng 10 dự án khởi nghiệp thì có tới 8, 9 dự án là thất bại. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là bởi lý do về tài chính, nhân sự,... Do đó, các doanh nghiệp non trẻ mới startup cần hợp tác kinh doanh nhỏ để nâng cao tỉ lệ thành công.
Ví dụ:
Bạn muốn mở một công ty về kế toán. Bạn rất giỏi chuyên ngành, đã có kinh nghiệm kế toán lâu năm nhưng lại chẳng biết gì về kinh doanh, nhân sự, hành chính,... Vậy làm sao bạn mở công ty được? Và nếu có mở ra thì 100% là thất bại bởi bạn không thể nào kham hết mọi việc được mà cần phải có người hỗ trợ, làm cùng. Bởi vậy, cần phải có sự hợp tác trong kinh doanh.
Hoặc các bạn cũng hợp tác dựa trên nguyên nhân tiền bạc. Bạn đã có mọi thứ, từ kinh nghiệm, kế hoạch, định hướng, nhân sự nhưng thiếu… tiền. Còn đối tác của bạn thì dư tiền nhưng đang không biết làm gì. Vậy tại sao không cùng nhau hợp tác? Vậy là các bạn đã hiểu tại sao mà lại cần hợp tác kinh doanh nhỏ rồi phải không?
2. Xác định tiềm năng tài chính của đối tác và bản thân
“Tiền” chính là thước đo chủ đạo để xác định tiềm năng của một doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng tốt thì mức độ an toàn của dự án càng cao. Khi hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn thì cũng không nên hợp tác với người không có tiền, trừ khi người đó cực kỳ giỏi.
[caption id="attachment_2545" align="aligncenter" width="600"] Xác định tiềm năng tài chính của các bên[/caption]
3. Xác định lĩnh vực thế mạnh nhất của đôi bên
Không có ai là toàn tài cả. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Khi xác định được điểm mạnh, yếu của mình và đối tác thì khi phân chia nhiệm vụ trong dự án cũng sẽ hợp lý hơn, hiệu quả và tỉ lệ thành công cũng cao hơn.
Khi chọn người hợp tác nên tránh dẫm chân nhau, tức là nếu bạn giỏi mảng A thì hãy tìm người giỏi mảng B, C để hợp tác.
4. Xác định phân khúc thị trường của dự án muốn kinh doanh
Rất nhiều dự án kinh doanh bị đổ bể bởi họ xác định sai phân khúc thị trường. Các bạn nên áp dụng phương pháp hợp tác kinh doanh để có thể có nhiều cái đầu, nhiều góc nhìn để tìm ra những cơ hội thành công cho dự án.
[caption id="attachment_2546" align="aligncenter" width="400"] Các được phân khúc thị trường kinh doanh[/caption]
5. Xác định mục tiêu hai bên cần đạt được
Một kinh nghiệm nữa mà khi hợp tác kinh doanh nhỏ các bạn nên biết đó là xác định mục tiêu hai bên cần đạt được. Khi hợp tác, bạn muốn đạt được những gì? Tiền? Quan hệ? Bổ sung kinh nghiệm, kiến thức? Hay điều gì khác?
Bên cạnh đó, nếu chỉ chăm chăm làm theo cảm tính, theo sở thích của mình thì khả năng kinh doanh thất bại là rất cao. Tất cả các doanh nghiệp thành công hiện nay đều có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
6. Tìm hiểu về đối tác ít nhất trong thời gian 1 năm
Đừng bao giờ hợp tác với những người mà bạn không hiểu rõ, dù là hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn. Mối quan hệ hợp tác này bạn mất tiền, mất thời gian, muốn duy trì lâu dài chứ không phải mối quan hệ ăn xổi ở thì. Do đó, các bạn nên chọn người hợp tác với mình là những người đã có ít nhất một năm quen biết để có thể xác định họ là người tin tưởng được hay không.
7. Tìm hiểu những người xung quanh của đối tác
Người Nga có một câu ngạn ngữ rất ý nghĩa như thế này: “Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào”. Hay người Việt chúng ta vẫn thường nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Những người giống nhau thì chơi với nhau. Bởi thế hãy xem những người xung quanh của đối tác là người như thế nào bạn sẽ tham chiếu được chính xác đối tác của mình ra sao và cân nhắc xem có nên hợp tác không.
8. Có nên hợp tác kinh doanh với bạn bè
Có rất nhiều người thích hợp tác kinh doanh nhỏ với bạn bè thân thiết bởi vì thân quen nên dễ tin tưởng. Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp thất bại. Nguyên nhân là bởi khi hợp tác với bạn bè, mọi người sẽ dễ bị yếu tố tình cảm chi phối, ảnh hưởng đến các quyết định trong kinh doanh.
[caption id="attachment_2547" align="aligncenter" width="499"] Có nên hợp tác kinh doanh với bạn bè?[/caption]
Tuy nhiên, cũng không cần vì vậy mà cứng nhắc trong hợp tác kinh doanh, cứ dính tới “bạn bè” là auto bỏ qua. Cũng hãy cứ cho họ vào danh sách quan sát trong một năm xem họ liệu có phù hợp trở thành đối tác kinh doanh không. Nếu trong 1 năm đó họ có thái độ làm việc ở công ty hiện tại tốt, không nhậu nhẹt, rượu chè, cờ bạc, nợ nần thì có thể trở thành đối tác.
9. Tính toán thật kỹ lưỡng và can đảm đối đầu với sự thật
Roberto Orci chia sẻ, việc hợp tác chỉ nên được thực hiện khi nó mang lại kết quả 1 + 1 = 3. Tức là sau hợp tác, giá trị mang lại nhiều hơn tổng giá trị ban đầu thì mới có ý nghĩa. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn không nên hợp tác với người mà có một mặt nào đó làm kìm hãm phát sự phát triển của dự án.
10. Sự thoải mái sẽ mở đầu cho thành công
Trong bất cứ việc gì, ngay cả hợp tác kinh doanh nhỏ, mọi người thoải mái với nhau mới có thể cùng đi đến thành công. Nếu như các bạn hợp tác với ai đó chỉ vì cả nể, ép buộc thì việc thất bại chỉ là vấn đề thời gian.
11. Bàn bạc kỹ lưỡng kế hoạch kinh doanh trước khi ký hợp đồng
Dù các bạn có kinh doanh lĩnh vực gì thì trước khi đặt bút ký hợp đồng cũng phải cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng. Đừng bao giờ ký hợp đồng trên bàn nhậu, trong quán cafe hay quán bi-a.
[caption id="attachment_2548" align="aligncenter" width="600"] Nên bàn bạc, cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng[/caption]
12. Thỉnh thoảng nên tin vào linh cảm của bản thân
Jack Canfield - nhà đồng sáng lập ra thương hiệu Chicken Soup for the Soul đã chia sẻ tiêu chí chọn đối tác của mình như sau: "Hai tiêu chí chọn đối tác là: Một, tôi phải thích và tin tưởng họ. Hai, họ phải có những thứ mà tôi không có". Đây cũng là kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ đúng đắn.
II. Ký kết hợp đồng hợp tác với đối tác
13. Tất cả văn bản ký kết đều có giá trị pháp lý
Người Việt Nam thực sự chưa chú trọng đúng mức tới các văn bản pháp lý. Cũng bởi vậy mà họ thường phải trả một cái giá khá đắt. Mặc dù tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác quan trọng nhưng đừng tin tưởng mù quáng. Với các văn bản pháp lý hãy đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng nếu không muốn phải hối hận về sau.
14. Rõ ràng và thống nhất trong các điều khoản
Khi hợp tác kinh doanh nhỏ các bạn nên dành tối thiểu 1 buổi hay thậm chí là 1 tuần để ngồi với nhau thảo luận về các điều khoản. Tất cả điều khoản cần phải được cân nhắc kỹ, trao đổi rõ ràng, thẳng thắn, không nể nang, không miễn cưỡng để tránh sau này bất đồng, xảy ra tranh chấp.
15. Trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau
Việc hợp tác kinh doanh là dựa trên mối quan hệ lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Bởi vậy, nếu ngày trong quá trình hợp tác đầu tiên, các bên có thể thẳng thắn, cởi mở với nhau sẽ giúp các bên vừa có thể cải thiện bản thân, khắc phục nhược điểm và hiểu rõ đối phương.
16. Rõ ràng về khía cạnh vốn góp và tỷ lệ lợi nhuận của đôi bên
Vốn và lợi nhuận là 2 vấn đề đặc biệt được quan tâm trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh. Và kim chỉ nam cho vấn đề này thể hiện ở sự công bằng. Không có lý do người góp ít vốn hơn, chịu trách nhiệm ít hơn mà lại hưởng lợi ngang với người góp vốn và chịu trách nhiệm nhiều hơn.
[caption id="attachment_2549" align="aligncenter" width="500"] Rõ ràng về vốn góp và tỷ lệ lợi nhuận[/caption]
17. Đề xuất đối tác làm bài test (nếu có thể)
Nhiều người cho rằng việc test đối tác là một hành động thiếu lịch sự và không tôn trọng đối tác. Ngay cả chính bản thân bạn cũng không muốn bị test. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi test phải khéo léo để đối tác không biết họ đang bị test.
Có 2 bài test được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến là bài test Hexaco đánh giá 6 yếu tố và bài test bộ ba đen tối. Các bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn về hai bài test này.
18. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho hai bên
Phân công nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể cho các bạn là bước cuối cùng trước khi bạn đặt bút ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh. Việc được làm việc thế mạnh của mình sẽ giúp mọi người tự tin và nâng cao hiệu quả hơn.
[caption id="attachment_2550" align="aligncenter" width="413"] Phân công các công việc cụ thể cho mọi người, tránh chồng chéo[/caption]
III. Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
19. Bản thân nên thể hiện sự nghiêm túc
Cho dù hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn thì sự nghiêm túc luôn là một yêu cầu về thái độ cần thiết. Trước khi bạn đòi hỏi ở đối tác của mình điều gì thì hãy xem liệu bản thân có làm được điều đó không. Đừng chỉ chăm chăm soi mói người khác trong khi bản thân lại làm không ra gì. Việc bạn nghiêm túc thực hiện, làm tốt mọi việc sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người xung quanh.
20. Luôn hỗ trợ đối tác khi gặp vấn đề khó khăn
Mặc dù mỗi người đã được phân chia nhiệm vụ, công việc riêng nhưng nếu có thể hỗ trợ đối tác khi họ gặp khó khăn, sự cố thì cũng đừng nề hà, tính toán. Hành động này sẽ giúp mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp hơn đồng thời đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và dự định.
21. Trao đổi, bàn bạc với đối tác để tối ưu hóa công việc hiệu quả
Dù cho dự án có đang hợp tác trôi chảy, thuận lợi thì hãy luôn duy trì việc trao đổi, bàn bạc giữa các bên. Đây là một kinh nghiệm để cho việc hợp tác kinh doanh nhỏ thành công. Đôi khi chỉ là một tin nhắn facebook, SNS, email nhưng cũng cho thấy mọi người đang quan tâm lẫn nhau và có mối liên quan với nhau. Đồng thời đây cũng là cách để thúc đẩy cả hai làm việc, không được ỷ lại vào nhau.
[caption id="attachment_2551" align="aligncenter" width="600"] Thẳng thắn trao đổi, bàn bạc với đối tác[/caption]
22. Cẩn thận với dư luận xã hội
Dư luận xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thành bại của một dự án. Có rất nhiều người chỉ vì quá tin vào những lời nói bóng gió bên ngoài mà xảy ra xích mích, xung đột với đối tác, từ đó dẫn tới phá sản.
23. Thắng không kiêu - Bại không nản
Trong kinh doanh, thắng bại là thường tình. Tuy nhiên, dù có được vài chiến thắng nhỏ bạn đầu cũng đừng tự kiêu, buông lỏng. Vài thất bại cũng đừng vội nhụt chí nếu không bạn cũng sớm đi vào con đường thất bại.
24. Không ngần ngại chấm dứt hợp đồng với đối tác
Như đã nói, sự thoải mái trong kinh doanh rất quan trọng. Nếu hợp tác mà phải chịu đựng lẫn nhau thì chẳng mang đến kết quả gì. Đã chán nhau rồi thì nên chấm dứt sự hợp tác sớm để tránh lãng phí năng lượng.
IV. Những điều cấm kỵ khi hợp tác kinh doanh
25. Hợp tác kinh doanh 50/50
Trong hợp tác kinh doanh nhỏ hoặc lớn thì cũng cần phải có người đứng đầu, ra quyết định. Do đó, khi hợp tác hãy góp vốn theo tỉ lệ 60 - 40 hay 30 - 70. Có như vậy chức vị và quyền lực mới rõ ràng. Người ra quyết định cũng có tiếng nói và khiến mọi người nghe theo.
[caption id="attachment_2552" align="aligncenter" width="600"] Tránh hình thức hợp tác 50/50[/caption]
26. Không có các điều khoản hợp đồng
Trong hợp đồng kí kết hợp tác kinh doanh cần phải có điều khoản rõ ràng về việc hai bên có thể chấm dứt hợp đồng hoặc là đưa ra những lựa chọn khác như mua hoặc bán toàn bộ tài sản. Có như vậy mới không gây ra các phiền phức không cần thiết về sau.
27. Hợp tác kinh doanh như một cách thuê nhân công
Nên phân định rõ hợp tác kinh doanh với thuê nhân công. Nếu bạn chỉ cần một người làm việc giỏi thì hãy thuê nhân công. Còn nếu bạn muốn một đối tác có thể cùng tiến cùng lùi thì hãy hợp tác. Nói chung, muốn có nhân viên thì cứ thuê, đừng dại mà rủ rê hợp tác.
28. Góp vốn vì tin tưởng nhau
Nếu chỉ góp vốn bởi tin tưởng mà thiếu đi sự suy xét, cân nhắc cẩn trọng thì bạn có thể dễ rơi vào các tình huống rủi ro không đáng có.
29. Không xem trọng việc hợp tác lâu dài
Đây là một lý do dẫn đến hợp tác kinh doanh nhỏ thất bại. Việc chủ quan trong hợp tác hữu hạn, tức là một bên không phải chịu trách nhiệm gì về những hành động hay pháp lý nào của bên kia có thể dẫn tới những điều đáng tiếc.
30. Một trong 2 bên phá vỡ các điều khoản hợp đồng
Tình trạng này không hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu là bởi khi kí hợp đồng không có điều khoản rõ ràng, không thống nhất trước với nhau.
Trên đây là 30 kinh nghiệm trong kinh doanh nhỏ mà các bạn nên lưu ý. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể hỗ trợ bạn kinh doanh thành công.
http://bit.ly/2RpVpHV Tìm hiểu 30 kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ luôn bền vững, an toàn, có lợi đôi bên http://bit.ly/2Is7glN #gumato #HoangTuanAnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét