Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí cho bạn
Kinh doanh quán ăn vặt nhỏ là một hình thức kinh doanh dành cho những người có nguồn vốn hạn chế. Lĩnh vực này khá được ưa chuộng và nếu biết cách thì các bạn hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi nhuận cao. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn kế hoạch để kinh doanh một quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí nhất.
[caption id="attachment_2701" align="aligncenter" width="600"] Tìm hiểu kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ[/caption]
1. Xác định lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ
Khi đã có được một số vốn nhất định như bạn đã dự tính thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh là gì. Đó là kinh doanh quán ăn vặt nhỏ, quán ăn sáng nhỏ hay quán ăn khuya,... Để có thể làm được điều này các bạn cần phải tiến hành điều tra kỹ thị trường. Theo chúng tôi, với một quán ăn nhỏ, nguồn vốn có hạn thì tốt nhất các bạn nên tập trung vào thị trường ngách hoặc là đi trước xu hướng. Hãy thử trả lời các câu hỏi sau bạn sẽ tìm được lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ phù hợp:
- Ngày nay thị hiếu của khách hàng là gì?
- Trên thị trường mặt hàng nào đang bán chạy?
- Liệu kinh doanh mặt hàng ăn uống đó bạn có đủ vốn không?
- Các khoản chi phí bỏ ra bao gồm những gì?
- Bạn có xây dựng được chiến lược nào để cạnh tranh không? Nên cạnh tranh về giá hay tạo sự khác biệt,...?
2. Chọn địa điểm kinh doanh
Một kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ mà bạn nên quan tâm đó là chọn địa điểm kinh doanh bởi nó là yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán ăn. Nếu thuê địa điểm kinh doanh tại nơi giao thông không thuận tiện, trong hẻm, ngách thì khách hàng khó mà tìm tới quán ăn của bạn nên khả năng kinh doanh thành công giảm khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào khu vực mà đa số khách hàng bạn hướng tới đang sinh sống thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Ví dụ các bạn muốn kinh doanh ăn uống nhỏ cho sinh viên thì nên mở quán ăn gần trường cao đẳng, đại học để thu hút được đối tượng khách hàng bạn hướng tới.
3. Vốn khi kinh doanh quán ăn nhỏ là bao nhiêu?
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn là điều mà khá nhiều người thắc mắc. Theo kinh nghiệm từ những người đi trước chia sẻ thì để mở một quán ăn nhỏ họ cần khoảng 70 - 100 triệu đồng. Nguồn vốn này sẽ được chi vào các mục:
- Chi phí mặt bằng: Trung bình, chi phí thuê mặt bằng để kinh doanh quán ăn nhỏ rơi vào khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng. Nếu các bạn thuê mặt bằng rộng rãi, vị trí đẹp lại có bãi để xe thì giá thuê còn cao hơn. Bên cạnh đó bạn còn phải đặt cọc tiền thuê khoảng 3 tháng
[caption id="attachment_2702" align="aligncenter" width="600"] Để kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn?[/caption]
- Nguyên vật liệu: Với các quán ăn nhỏ bạn nên nhập nguyên liệu mới mỗi ngày. Chi phí nhập nguyên liệu rơi vào mức 1 - 3 triệu đồng/ngày
- Thuê nhân viên: Các quán ăn nhỏ không cần phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần khoảng 2 bạn làm ca là đủ. Chi phí thuê nhân viên theo ca là 2 - 3 triệu/ca/người
- Trang trí quán ăn: Nếu quán cần tu sửa, trang trí lại thì các bạn mất từ 2 - 3 triệu đồng nữa
- Các dụng cụ, công cụ phục vụ cho quán: Bạn cần phải bỏ ra từ 10 - 30 triệu đồng để mua các dụng cụ, công cụ phục vụ cho việc kinh doanh như bàn, ghế, bát, chén, đĩa,...
4. Đầu tư các dụng cụ cần thiết cho quán ăn
Để kinh doanh quán ăn nhỏ các bạn cần phải mua sắm đầy đủ các loại dụng cụ cần thiết, bao gồm:
- Bàn ăn: Số lượng bàn phụ thuộc vào diện tích quán. Ngoài ra nếu có đủ diện tích các bạn nên đặt một chiếc bàn vừa làm bàn lễ tân, điều hành và kế toán. Bên cạnh đó cũng phải có bàn đựng ly, chén
- Các dụng cụ nấu ăn: bàn bếp chế biến, dụng cụ nấu nướng, dụng cụ phục vụ chế biến, diện tích mặt bằng để tập kết thực phẩm và chuẩn bị thực phẩm, nguồn nước, hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh
[caption id="attachment_2703" align="aligncenter" width="600"] Một số dụng cụ cần đầu tư cho quán ăn[/caption]
- Các loại biển, băng rôn, banner quảng cáo
- Dụng cụ phục vụ: quạt máy, đèn thắp sáng
5. Tuyển vào đào tạo nhân viên
Nguồn nhân lực các bạn có thể chia ra thành 3 nhóm gồm:
- Nhóm thực phẩm, chế biến: Đầu bếp, phụ bếp, nhân viên thực phẩm
- Nhóm phục vụ: Nhân viên chạy bàn
- Nhóm điều hành: Lễ tân, quản lý, kế toán, coi giữ xe
Với hình thức kinh doanh ăn uống nhỏ thì các bạn nên tự đứng ra quản lý. Tuy nhiên, nếu như bạn không có kinh nghiệm hoặc không thể đứng ra được thì hãy thuê một người quản lý chuyên nghiệp để họ hỗ trợ nhé!
6. Liên hệ các đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, chất lượng
Các đơn vị kinh doanh quán ăn nhỏ thường có vốn ít, họ không đủ khả năng để nhập nguyên liệu về dự trữ như các cửa hàng lớn mà phải nhập theo ngày. Do đó, việc tìm nguồn hàng lại càng quan trọng hơn. Các bạn có thể cân nhắc tới các chợ đầu mối để mua hàng. Nên tới chợ từ sáng sớm để có thể mua được hàng tươi ngon và giá rẻ.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể cân nhắc tới việc nhập hàng thẳng từ nơi nuôi trồng. Ví dụ, mua cá thì tới các ao bán cá, thịt lợn thì mua tại lò mổ,... Tuy nhiên, để làm được như vậy thì các bạn phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng. Khi mua hàng nên cố gắng thương lượng giá ngay từ đầu để có thể mua được hàng giá rẻ.
7. Tăng chất lượng phục vụ khi kinh doanh quán ăn nhỏ
Mặc dù so với quán ăn cao cấp, không gian quán ăn nhỏ không sang trọng nhưng lại có mức giá tốt. Ngoài ra, nếu thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở, nhanh nhẹn khiến khách thoải mái thì lại càng thu hút và giữ chân khách lại lâu hơn.
[caption id="attachment_2704" align="aligncenter" width="600"] Phục vụ ở quán ăn nhỏ phải có thái độ tốt, nhiệt tình[/caption]
8. Thực hiện quản lý quán bằng phần mềm khoa học
Quản lý quán bằng phần mềm là một cách quản lý đơn giản và hiệu quả. Với phần mềm phù hợp các bạn có thể quản lý việc kinh doanh quán ăn nhỏ của mình khoa học hơn từ việc phục vụ, order, thu ngân đến quản lý.
Trên đây là kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn kinh doanh thành công!
http://bit.ly/2LfIkzy Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí cho bạn http://bit.ly/2N8ONPn #gumato #HoangTuanAnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét