Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Điểm danh 5 ngân hàng cho vay vốn kinh doanh nhỏ uy tín, tốt nhất hiện nay

Bạn đang cần một số vốn để kinh doanh nhỏ? Bạn muốn đi vay ngân hàng nhưng lại không biết ngân hàng nào cho vay vốn kinh doanh nhỏ và điều kiện, thủ tục vay vốn ra sao. Đừng quá lo lắng bởi ngay trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 ngân hàng chuyên cho vay vốn kinh doanh nhỏ uy tín ngay sau đây!

Tìm hiểu các ngân hàng cho vay vốn kinh doanh nhỏ

1. Điều kiện vay vốn kinh doanh nhỏ

Để có thể vay kinh doanh nhỏ tại các ngân hàng Việt Nam thì người vay phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
  • Người vay là công dân có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam và nằm trong độ tuổi từ 18 - 65
  • Người vay đang hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp
  • Phương án kinh doanh đề xuất vay phải có tính khả thi
  • Thu nhập của người vay đủ để trả nợ cho khoản vay
  • Người vay phải có tài sản đảm bảo là bất động sản có giá trị đủ để đảm bảo cho khoản vay và tài sản đó phải thuộc sở hữu của người vay hoặc là của bên thứ 3 bảo lãnh

2. Vay vốn kinh doanh nhỏ cần chuẩn bị thủ tục gì?

Để có thể vay vốn kinh doanh nhỏ tại các ngân hàng thì bạn cần phải chuẩn bị thủ tục vay vốn đầy đủ, đúng quy định, bao gồm:
  • Giấy đề nghị cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ (theo mẫu của ngân hàng)
  • Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu
  • Hộ khẩu thường trú/ KT3/ Giấy tạm trú
  • Giấy đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)
  • Hóa đơn, sổ sách bán hàng,…
  • Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo cho khoản vay

3. Các ngân hàng cho vay vốn kinh doanh nhỏ tốt nhất

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 5 ngân hàng có chính sách cho vay vốn kinh doanh nhỏ tại Việt Nam mà các bạn có thể tìm tới:

3.1. Ngân hàng Sacombank

Đặc điểm:
  • Ngân hàng Sacombank cho khách hàng vay để kinh doanh nhỏ lẻ với số tiền tối đa bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo với thời gian vay lên tới 12 tháng.
  • Các bạn có thể được vay bằng VNĐ hoặc là ngoại tệ. Khi vay, người vay sẽ phải trả lãi hàng tháng và trả vốn vào cuối kỳ.
Lợi ích:
  • Ngoài việc được vay số vốn lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo thì người vay vốn còn có thể hưởng các tiện ích cùng những chương trình tín dụng ưu đãi hấp dẫn của ngân hàng Sacombank theo quy định trong từng thời kỳ.

3.2. Ngân hàng VP Bank

Đặc điểm:

  • Với ngân hàng VP Bank khách hàng có thể vay kinh doanh nhỏ với mức vay tối đa bằng 80% đối với cho vay vốn lưu động và 90% đối với cho vay vốn đầu tư TSCĐ.
  • Thời gian cho vay tối đa lên tới 12 tháng nếu vay vốn lưu động và 60 tháng với vay vốn đầu tư TSCĐ. Ngoài ra, ngân hàng chỉ cho vay tiền VNĐ và khách hàng phải trả lãi định kỳ, trả gốc định kỳ/cuối kỳ nếu vay nợ theo món hoặc trả lãi hàng tháng, trả gốc cuối kỳ nếu vay theo hạn mức.

Lợi ích:
  • So với các ngân hàng khác thì thủ tục vay vốn kinh doanh nhỏ tại VP Bank khá nhanh chóng và đơn giản. Các nhân viên của ngân hàng cũng tư vấn một cách chuyên nghiệp về phương án kinh doanh.

3.3. Ngân hàng VIB

Đặc điểm:
  • Khi vay vốn tại VIP các bạn có thể vay được khoảng 70% tài sản bảo đảm với thời hạn vay tối đa là 12 tháng. Các bạn có thể chọn vay VNĐ hay là ngoại tệ khác. Tiền lãi sẽ được trả hàng tháng và tiền gốc trả theo thời gian của từng khế ước nhận nợ.
[caption id="attachment_2774" align="aligncenter" width="600"]vay vốn kinh doanh nhỏ lẻ Vay vốn kinh doanh nhỏ tại VIB[/caption]
Lợi ích:
  • Người vay được chủ độ trong hạn mức được cấp khi vay vốn kinh doanh nhỏ tại ngân hàng VIB. Ngoài ra, vốn gốc được trả góp trong suốt thời gian vay và thủ tục vay vốn cũng tương đối nhanh chóng, dễ dàng.

3.4. Ngân hàng Vietcombank

Đặc điểm:
  • Khi vay vốn tại ngân hàng Vietcombank để kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ khách hàng có thể vay với số vốn lên tới 100% tài sản đảm bảo với thời hạn tối đa 15 tháng. Loại tiền được vay là VNĐ.
  • Vietcombank được đánh giá là có phương thức trả nợ linh hoạt và phù hợp với các hộ kinh doanh.
Lợi ích:
  • Khi vay vốn tại Vietcombank thủ tục vay tương đối đơn giản, nhanh gọn và lãi suất cho vay thấp, phí giao dịch cũng rất cạnh tranh, chỉ từ 7%/năm.

3.5. Ngân hàng VietinBank

Đặc điểm:
  • Khách hàng có thể vay tại ngân hàng VietinBank với số tổng dư nợ các khoản vay theo sản phẩm không vượt quá 3 tỷ và vay bằng tiền VNĐ. 
[caption id="attachment_2775" align="aligncenter" width="600"]vay vốn kinh doanh tín chấp Vay vốn tại ngân hàng VietinBank[/caption]
  • Đối với các khách hàng có giấy phép đăng ký kinh doanh được vay tối đa 3 tỷ đồng, vay trung và dài hạn 70% tổng nhu cầu vốn thực hiện dự án và vay ngắn hạn là 80%.
  • Với hình thức vay vốn lưu động các bạn có thể vay tối đa 12 tháng và vay từng lần tối đa 36 tháng. Còn vay vốn mua sắm tài sản cố định lên tới 7 năm. Hình thức trả lãi và vốn linh hoạt.
Tiện ích:
  • Số tiền cho vay lớn, thời hạn cho vay lâu dài và các phương thức cho vay cũng đa dạng. 
Trên đây là một số ngân hàng cũng như đặc điểm và lợi ích khi khách hàng muốn vay vốn kinh doanh nhỏ tại các ngân hàng. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn!

http://bit.ly/2IGqoMV Điểm danh 5 ngân hàng cho vay vốn kinh doanh nhỏ uy tín, tốt nhất hiện nay http://bit.ly/2LgUpVs #gumato #HoangTuanAnh

Gợi ý 7 kinh nghiệm trong kinh doanh tạp hóa nhỏ đơn giản, hiệu quả

Kinh doanh tiệm tạp hóa là một trong các lĩnh vực kinh doanh khá quen thuộc hiện nay. Mặc dù các mặt hàng tạp hóa có giá thành không cao, tiền lãi không nhiều nhưng nếu bạn có một lượng khách hàng quen thuộc đông thì thu nhập hàng tháng lại khá khả quan và ổn định. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn 7 kinh nghiệm để kinh doanh tạp hóa nhỏ thành công.

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa nhỏ

1. Mở tiệm tạp hóa nhỏ cần chuẩn bị những gì?

1.1. Xác định vốn

Làm kinh doanh thì nguồn vốn là rất quan trọng. Dù cho kinh doanh tạp hóa nhỏ không cần nguồn vốn lớn nhưng các bạn vẫn nên chuẩn bị từ 300 - 400 triệu nếu muốn mở một cửa hàng tạp hóa diện tích 50 - 60m2. Số vốn này sẽ được chi vào các khoản sau:

- Chi phí mặt bằng: Dao động từ 8 - 20 triệu/tháng. Thông thường chủ nhà sẽ bắt bạn cọc 3 tháng và nên dự trì thêm chi phí thuê 6 tháng

- Chi phí mua trang thiết bị, phần mềm cho tạp hóa

- Chi phí lấy hàng lần đầu

Kinh doanh tạp hóa nhỏ tại mặt bằng có sẵn giúp tiết kiệm chi phí

Nếu các bạn có sẵn mặt bằng thì sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí kha khá rồi đấy. Chỉ cần phải chuẩn bị vốn để mua trang thiết bị, phần mềm và chi phí lấy hàng thôi.

1.2. Lựa chọn mặt bằng đúng đắn

Cửa hàng tạp hóa chuyên kinh doanh các nhu yếu phẩm cần thiết nên khách hàng tiềm năng có mặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên cân nhắc lựa chọn mặt bằng. Có thể kinh doanh tại mặt tiền nhà có sẵn, thuê một mặt bằng gần cơ quan làm việc hay nơi đông đúc dân cư,... đều có thể nhưng trước hết cứ phải khảo sát thị trường xung quanh cái đã.

1.3. Mua sắm các trang thiết bị

Trước khi tiến hành kinh doanh tạp hóa nhỏ các bạn cần phải mua sắm một số trang thiết bị cần thiết. Trong tạp hóa có rất nhiều mặt hàng nhỏ như hộp tăm, bàn chải cho đến hàng cồng kềnh, chiếm diện tích như xoong, chậu,... nên các bạn cần lắp đặt các tủ, kệ, giá treo để phân loại gọn gàng và tiết kiệm diện tích.

Mua sắm tủ kệ cho tiệm tạp hóa

Bên cạnh đó cũng cần trang bị hệ thống chiếu sáng, hút ẩm, camera giám sát và cả phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị in mã vạch, thanh toán. Trong trường hợp nguồn kinh phó không đủ thì các thiết bị như máy in mã vạch, máy thanh toán có thể từ từ mua sau.

1.4. Liên hệ đơn vị cung cấp nguồn hàng

Tìm nguồn hàng kinh doanh tạp hóa nhỏ không khó. Quan trọng là các bạn phải tìm được nguồn hàng chuẩn để không bị mất khách.

Các sản phẩm hóa mỹ phẩm tiêu dùng nên chọn các sản phẩm của 2 hãng P&G và Unillever. Nước ngọt coca cola, pepsi nên tìm tới các đại lý lớn để mua. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu giá bán các sản phẩm của những siêu thị, tạp hóa, cửa hàng xung quanh xem giá bán như thế nào để biết cách định giá cho cửa hàng mình.

Nên mua hàng của các đại lý hoặc nhà sản xuất khi kinh doanh tạp hóa nhỏ

1.5. Nên mở tạp hóa ở thành thị hay nông thôn?

Nên kinh doanh tạp hóa nhỏ ở thành thị hay nông thôn thì tùy thuộc vào số vốn mà bạn có. Khi mở tạp hóa tại các vùng nông thôn thì các bạn sẽ phải khá đau đầu trong việc lựa chọn nguồn hàng rẻ bởi người dân vùng quê kinh tế thường khó khăn hơn và họ ưu tiên cho các sản phẩm giá rẻ.

Nên mở tạp hóa ở thành thị hay nông thôn?

2. Các kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa nhỏ bạn cần lưu ý

2.1. Quản lý cửa hàng bằng phần mềm khoa học

Cửa hàng tạp hóa có thể có tới hàng trăm mặt hàng với giá bán khác nhau. Do đó đòi hỏi bạn phải có trí nhớ tốt và nhanh nhẹn để đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Để giúp việc ghi nhớ chính xác sản phẩm, số lượng, giá bán các bạn nên sử dụng phần mềm quản lý. Có như vậy việc tìm sát phẩm sẽ nhanh hơn, tránh nhầm lẫn giá cả và đề phòng được kẻ cắp.

Sử dụng các phần mềm quản lý tạp hóa

2.2. Thu hút khách hàng bằng phương pháp quảng bá độc đáo

Quảng cáo là một hình thức giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Không chỉ các tiệm tạp hóa lớn mà ngay cả tạp hóa nhỏ cũng cần phải có phương pháp quảng cáo độc đáo để khách hàng biết và bị thu hút bởi tạp hóa của bạn. Thậm chí, ngay cả việc đặt tên cho tạp hóa cũng không thể lơ là, làm cho có hay không làm được. Tên tạp hóa nên ngắn gọn, dễ gọi và dễ nhớ.

2.3. Trưng bày hàng hóa đẹp mắt

Việc trưng bày hàng hóa một cách khoa học và đẹp mắt vừa giúp người bán lẫn người mua nhanh chóng tìm được mặt hàng mình cần lại vừa tạo không gian rộng rãi, gọn gàng. Khách hàng nhìn thấy cũng đánh giá tiệm tạp hóa của bạn chuyên nghiệp và có ấn tượng tốt hơn, giúp nâng cao cả hình ảnh lẫn doanh thu. Các bạn có thể sắp xếp hàng hóa lên các kệ, giá đỡ, móc treo miễn gọn gàng là được.

Nên trưng bày tạp hóa cho đẹp mắt

2.4. Xây dựng các hình thức khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

kinh doanh tạp hóa nhỏ các bạn vẫn cần phải xây dựng các hình thức khuyến mãi cho khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng. Đôi khi chỉ cần tặng một vài món quà nhỏ như cây bút, cục gôm,... vài cây kẹo cũng có thể tạo được thiện cảm với khách hàng rồi mặc dù giá trị của chúng không cao. Cũng có những cửa hàng chấp nhận giảm lãi để bán hàng với mức giá thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi để thu hút khách hàng hơn. Hoặc các bạn cũng có thể áp dụng chính sách giao hàng tận nhà cho các khách hàng mua đơn hàng lớn.

2.5. Lựa chọn địa điểm mở tạp hóa ở các thị trường dễ cạnh tranh

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay các thành phố của tỉnh mới có nhiều cửa hàng tiện lợi. Còn lại các vùng quê thì gần như là chưa có. Bởi thế nên đây sẽ là một thị trường tiềm năng để bạn kinh doanh tạp hóa nhỏ bởi không cần phải lo cạnh tranh với các thương hiệu lớn.

Chọn địa điểm mở tạp hóa đông dân cư

2.6. Có chính sách giao hàng tận nơi

Mạng xã hội ngày càng phát triển. Hầu như ngành kinh doanh nào cũng đều sử dụng mạng xã hội để quảng cáo. Vậy tại sao bạn không tận dụng kênh bán hàng online qua mạng xã hội để giúp tiệm tạp hóa của mình phổ biến hơn với mọi người. Đồng thời hãy xây một website chuyên nghiệp để update sản phẩm, bán hàng qua mạng và giao hàng tận nơi.

2.7. Lưu ý cẩn thận với những kẻ gian lừa đảo

Có rất nhiều người khi mới kinh doanh tạp hóa nhỏ bị lừa đảo. Không ít kẻ gian giả danh tiếp thị các sản phẩm nhái, giả, kém chất lượng. Nếu các bạn không cẩn thận thì có thể bị lừa là chuyện thường. Khi có người tới tiếp thị cho bạn sản phẩm nào đó tốt nhất hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để kiểm tra và dùng thử sau đó mới quyết định có lấy hàng hay không. Nếu bạn không hiểu rõ về sản phẩm đó thì hãy nhờ những người có kinh nghiệm hoặc người thân giúp đỡ.

Mở tạp hóa cần lưu ý tránh bị lừa đảo

Bên cạnh đó, người bán hàng cũng cần lưu ý để tránh các vấn đề nhầm lẫn về tiền bạc như trả nhầm tiền cho khách, lừa mất tiền, tiền giả,...

Các bạn có thể mua một chiếc túi nhỏ hoặc quầy thu ngân để đựng tiền. Với số tiền lớn dùng để trả tiền hàng thì nên cất riêng. Nếu trường hợp cần thuê người bán cùng thì nên tìm những người đáng tin cậy, trung thực và nhanh nhẹn để tránh mất cắp.

Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Việc kinh doanh tạp hóa cũng không quá vất vả. Nếu bạn kinh doanh tốt, chỉ thời gian ngắn sau khi mở cửa, lượng khách đông thì thu nhập sẽ rất ổn định và khá khẩm, vượt ngoài mong đợi của bạn đấy.  

Hy vọng rằng với những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi kinh doanh tiệm tạp hóa và kinh doanh một cách thành công!

http://bit.ly/2ZEt6bw Gợi ý 7 kinh nghiệm trong kinh doanh tạp hóa nhỏ đơn giản, hiệu quả https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Hướng dẫn kinh doanh spa nhỏ từ những điều cơ bản nhất

Ngày nay, kinh doanh spa nhỏ đang là một mô hình khá được ưa chuộng tại các thành phố lớn. Ngoài ra, mô hình kinh doanh này cũng đang có xu hướng lan rộng ra các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này không hề đơn giản. Nếu không nắm rõ những điều cơ bản dưới đây thì bạn sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn và rắc rối trong quá trình kinh doanh đấy!

[caption id="attachment_2735" align="aligncenter" width="600"]xu hướng kinh doanh spa Hướng dẫn kinh doanh spa mini[/caption]

1. Nở rộ mô hình kinh doanh spa mini

Nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng có xu hướng tăng cao. Ai cũng mong muốn bản thân trẻ đẹp hơn để tự tin trong cuộc sống. Và một trong các phương pháp làm đẹp mà chị em tìm tới đó là sử dụng dịch vụ làm đẹp tại các spa. Chính bởi vậy mà các mô hình kinh doanh spa lớn nhỏ phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. 

Có rất nhiều spa nhỏ được mở ra bởi không gian thoải mái, chi phí hợp lý, giúp chị em tiết kiệm kha khá mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đây cũng là mô hình kinh doanh spa nhỏ phù hợp cho những ai đã có sẵn kinh nghiệm và sở hữu một số vốn không quá lớn.

2. Mở spa nhỏ cần chuẩn bị những gì?

2.1. Chứng chỉ hành nghề Spa

Có khá nhiều người đặt ra câu hỏi rằng khi mở spa có cần giấy phép, chứng chỉ hành nghề không. Câu trả lời là dù bạn kinh doanh spa nhỏ hay lớn cũng phải đăng ký kinh doanh tại các phòng đăng ký kinh doanh. Muốn đăng ký thì phải có chứng chỉ hành nghề spa.

[caption id="attachment_2736" align="aligncenter" width="600"]mẫu chứng chỉ hành nghề spa Mẫu chứng chỉ hành nghề spa[/caption]

2.2. Các thủ tục đăng ký kinh doanh

Nếu các bạn mở spa theo hình thức hộ cá thể thì có thể xin cấp giấy phép kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc cấp Quận/huyện. Các thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, bản sao CMND, hộ khẩu (có công chứng), bản sao chứng chỉ hành nghề spa (có công chứng), hợp đồng thuê mặt bằng (nếu có) 

- Giấy chứng nhận kinh doanh và đóng lệ phí

- Đăng ký, kê khai và đóng thuế hộ kinh doanh

2.3. Dự trù vốn mở spa nhỏ

Nếu các bạn muốn kinh doanh spa nhỏ tại nhà thì cần chuẩn bị số vốn tối thiểu là 50 triệu đồng. Đây là chi phí sử dụng để mua máy móc, các thiết bị, mỹ phẩm và cơ sở vật chất khác. Sau này nếu việc làm ăn phát đạt các bạn có thể cân nhắc đầu tư thêm vốn để mở rộng.

[caption id="attachment_2737" align="aligncenter" width="640"]chiến lược kinh doanh spa hiệu quả Mở một spa nhỏ cần bao nhiêu vốn?[/caption]

2.4. Xác định địa điểm mở spa mini

Nếu nhà bạn đủ rộng thì có thể mở tiệm spa tại nhà để tiết kiệm một khoản chi phí lớn thuê mặt bằng. Còn nếu các bạn cần thuê mặt bằng thì nên chọn mặt bằng tại những địa điểm gần cửa hàng thời trang nữ, phòng tập gym, khu văn phòng, nơi có dân cư đông đúc,...

2.5. Đầu tư máy móc và mỹ phẩm chuyên dụng

Khi kinh doanh spa nhỏ bạn sẽ cần sắm từ 2 - 3 giường để cho khách nằm. Ngoài ra còn có các loại máy như máy hút mụn, máy thải độc chì, máy xông hơi, các thiết bị massage,... cùng một số loại mỹ phẩm chăm sóc da có thương hiệu, tốt nhất nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

2.6. Thiết kế logo đặc trưng cho spa mini

Mặc dù chỉ là spa nhỏ nhưng các bạn cũng nên có biểu hiệu, logo đàng hoàng như vậy trông sẽ chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý hơn cho spa. Các bạn nên đặt cho spa những cái tên thân thiện, dễ nhớ và có ý nghĩa. Nhiều người còn đặt tên spa theo tên của mình. Đây cũng là một gợi ý.

[caption id="attachment_2738" align="aligncenter" width="600"]thị trường spa hiện nay Một mẫu logo đẹp cho spa mini[/caption]

2.7. Trang trí không gian spa mini bắt mắt, chuyên nghiệp

Spa là nơi làm đẹp cho các chị em phụ nữ bởi thế không chỉ cần chất lượng dịch vụ tốt mà không gian cũng phải đẹp. Các bạn nên bố trí không gian nội thất spa sao cho gọn gàng, rộng rãi. Treo thêm các tấm gương lớn và xếp giường khoa học để không gian trở nên thoáng đãng hơn. Sử dụng những tấm rèm mỏng có màu trắng hay màu kem để trang trí. Các màu sắc trong căn phòng cần được phối sao cho hài hòa với nhau. Các bạn có thể sử dụng màu kem, màu hồng nhẹ, màu hồng nhạt hay màu xanh, màu nâu,... để làm tone màu chủ đạo khi trang trí. 

Cũng đừng quên thêm chút hương cho căn phòng trở nên thơm mát hơn, đồng thời khử đi các mùi khó chịu. Đây là một tiêu chí đặc biệt được quan tâm trong thiết kế spa. Nên chọn những mùi hương nhẹ nhàng để giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, thư giãn và nâng cao tinh thần.

2.8. Tuyển nhân viên đủ tiêu chuẩn

Dù là kinh doanh spa nhỏ nhưng chắc chắn một mình bạn khó mà đảm đương hết mọi việc được. Do đó, việc thuê nhân viên là khá cần thiết. Các bạn nên thuê những nhân viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Ngoài ra, nhân viên nên có ngoại hình ưa nhìn một chút, ăn nói nhỏ nhẹ, giao tiếp tốt và có tác phong đàng hoàng, cư xử lịch sự với khách hàng, sẵn sàng trò chuyện, giải đáp các thắc mắc của khách.

[caption id="attachment_2739" align="aligncenter" width="650"]kinh doanh spa cần những gì Nên thuê nhân viên spa có kinh nghiệm, tay nghề[/caption]

2.9. Lên kế hoạch quản lý spa mini

Sản phẩm mà các spa kinh doanh không phải là thứ bạn có thể cầm nắm, sờ mó được mà nó là dịch vụ. Vì vậy, so với những loại hình kinh doanh khác thì việc quản lý kinh doanh spa sẽ có nhiều điểm khác biệt. 

Thông thường có khoảng 70%, thậm chí là 80% các spa phục vụ trong một vài giờ đồng hồ hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào gói dịch vụ mà khách hàng mua. Người chủ có thể tính toán việc khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền theo giờ và đặt ra nhiều gói dịch vụ với những mức giá khác nhau, từ bình dân đến cao cấp để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời việc quản lý cũng dễ hơn.

Ngoài quản lý dịch vụ thì các bạn còn phải có quy trình quản lý kho nguyên liệu, dưỡng phẩm chăm sóc da. Sau mỗi ngày kinh doanh bạn cần kiểm tra và thống kê lại xem lượng hao hụt khi sử dụng trong quá trình chăm sóc cho khách là bao nhiêu để cân đối lại định lượng, tránh thất thoát.

Việc quản lý tốt sẽ giúp công việc kinh doanh spa nhỏ diễn ra thuận lợi, hiệu suất công việc được nâng cao, đồng thời bạn có thể nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh doanh. Các bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý spa để việc quản lý dễ dàng hơn.

2.10. Lên chiến lược quảng bá thương hiệu cho spa mini

Marketing quảng bá spa là một trong các giai đoạn vô cùng quan trọng. Khi mới kinh doanh spa nhỏ các bạn có thể nhờ bạn bè, người thân giới thiệu giúp để nhiều người biết tới spa của bạn hơn. Hay bạn cũng có thể tham gia vào những buổi họp hội phụ nữ trong khu dân cư để tiện thể PR cho spa với các chị em. Phát tờ rơi cũng là một cách quảng bá cho thương hiệu. Lâu dần lượng khách tìm tới spa cũng sẽ đông và ổn định hơn.

Ngoài ra, quảng cáo online cũng là một phương thức quảng cáo hiệu quả. Các bạn có thể quảng cáo trên facebook, Instagram, zalo,... Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên đầu tư xây dựng một website riêng.

3. Một số mẫu spa mini xinh xắn 

[caption id="attachment_2740" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh spa mini Spa nhỏ với không gian sang trọng, hiện đại[/caption]

[caption id="attachment_2741" align="aligncenter" width="600"]làm giàu từ kinh doanh spa Không gian spa ấm cúng, hiện đại, đầy phong cách[/caption]

[caption id="attachment_2742" align="aligncenter" width="600"]kinh nghiệm mở spa Đây cũng là mẫu spa nhỏ khá được yêu thích[/caption]

[caption id="attachment_2743" align="aligncenter" width="650"]kinh doanh spa nhỏ Spa nhỏ mang phong cách nhẹ nhàng, thoải mái[/caption]

[caption id="attachment_2744" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh spa có lợi nhuận không Spa với không gian xanh mát, tự nhiên[/caption]

Trên đây là một số kinh nghiệm dành cho những ai đang muốn kinh doanh spa nhỏ. Việc kinh doanh này vừa có cái khó nhưng cũng có cái dễ. Chỉ cần bạn kiên trì, nỗ lực mang đến dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và xây dựng chiến dịch quảng bá thương hiệu hiệu quả thì lượng khách tới spa sẽ ngày một đông hơn.

Mong rằng những thông tin trên chúng tôi vừa sẽ sẻ sẽ mang đến cho các bạn những điều bổ ích, giúp cho việc kinh doanh spa nhỏ thành công hơn.

http://bit.ly/2IFFqTc Hướng dẫn kinh doanh spa nhỏ từ những điều cơ bản nhất http://bit.ly/2KAbsCf #gumato #HoangTuanAnh

Tư vấn kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ đầy đủ nhất 2019

Bạn đang muốn kinh doanh một quán cafe nhỏ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu bởi chưa có kinh nghiệm gì? Vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây bởi ngay bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ đầy đủ từ A - Z!

[caption id="attachment_2714" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán cafe hiệu quả Tư vấn kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ[/caption]

1. Lên ý tưởng và chọn concept cho quán cafe

Concept và phong cách của quán cafe có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh quán cà phê nhỏ. Đây là yếu tố quyết định nguồn khách hàng mà quán sẽ hướng tới. Do đó, các bạn phải lên ý tưởng và chọn concept riêng cho quán hoặc là phong cách mà phần đông khách hàng yêu thích. 

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều concept độc đáo cho quán cafe, ví dụ như: quán cafe công sở, quán cafe bóng đá, cafe vườn, cafe ca nhạc thời trang, cafe bình dân,... Mỗi concept lại có đặc điểm, màu sắc và cách trang trí khác nhau.

Bên cạnh đó các bạn cũng nên khảo sát xem các quán cafe cạnh tranh bên cạnh hoạt động như thế nào, trang trí ra sao, menu, giá cả ra sao. Trong danh mục menu của quán mình các bạn nên bổ sung các loại đồ uống khác nhau và có sự khác biệt với các quán khác.

2. Xác định nguồn vốn để kinh doanh quán café nhỏ là bao nhiêu?

Trung bình, để kinh doanh cafe nhỏ các bạn cần chuẩn bị một số vốn từ 40 - 50 triệu đồng, trong đó bao gồm các chi phí:

  • Thuê mặt bằng: Nên chọn mặt bằng ở mặt đường, gần ngã ba, ngã tư, thuận tiện đi lại và có chỗ đậu xe. Chi phí thuê mặt bằng từ 5 - 7 triệu/tháng

[caption id="attachment_2716" align="aligncenter" width="600"] Xác định nguồn vốn để kinh doanh quán cafe nhỏ[/caption]

  • Trang thiết bị: Các bạn sẽ cần khoản 10 - 12 triệu đồng để mua các trang thiết bị như quầy pha chế, tủ lạnh, thùng đá hay máy làm đá, các loại ly muỗng, máy sinh tố, máy ép, máy pha cafe, bình đun nước siêu tốc,... và các dụng cụ pha chế
  • Chi phí nội thất và trang trí quán: Các quán cafe nhỏ hướng tới khách hàng bình dân thì các bạn không cần phải trang trí nội thất quá cầu kỳ. Hoặc có thể trang trí từng phần, sau này có điều kiện thì bổ sung sau. Một số người kinh doanh quán cafe nhỏ còn chọn mua lại bàn ghế, khung tranh ảnh,... cũ để tiết kiệm chi phí trang trí. Một số đồ nội thất mà các bạn cần mua là: bàn, ghế, hệ thống làm mát, hệ thống âm thanh, lọ hoa, tranh ảnh, mạng internet,...
  • Chi phí nguyên liệu: Các nguyên liệu mà các bạn cần mua khi kinh doanh cafe nhỏ bao gồm cafe, sữa, đường, siro, trái cây tươi, các nguyên liệu trang trí cho đồ uống,... Các bạn chỉ cần 3 - 4 triệu để mua nguyên liệu mà thôi. Không cần phải mua quá nhiều một lúc làm gì

[caption id="attachment_2717" align="aligncenter" width="480"]kinh doanh quán kem nhỏ Tính toán chi phí mua nguyên liệu pha chế đồ uống[/caption]

  • Ngoài ra các bạn còn phải chuẩn bị một số chi phí khác như chi phí duy trì hoạt động quán bởi có thể thời gian đầu quán vẫn ít khách, chi phí thuê và đào tạo nhân viên, chi phí in ấn menu, băng rôn, chi phí làm thủ tục đăng ký kinh doanh,...

3. Tìm mặt bằng cho quán cafe nhỏ

Khi đã có ý tưởng và phong cách thiết kế quán cafe thì các bạn nên tìm cho mình một mặt bằng mở quán phù hợp. Những vị trí ở mặt đường, gần khu đông dân cư, các khu văn phòng, ngã ba hoặc ngã tư,... là nơi mà các bạn nên hướng tới. 

[caption id="attachment_2718" align="aligncenter" width="640"]kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng Tìm mặt bằng đẹp cho quán cafe[/caption]

4. Đăng ký giấy phép kinh doanh cho quán cafe nhỏ

kinh doanh quán cafe nhỏ hay lớn thì các bạn cũng phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu chưa biết đăng ký như thế nào thì có thể tìm hiểu cách đăng ký trên mạng hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh thì quán của bạn mới đi vào hoạt động được.

[caption id="attachment_2719" align="aligncenter" width="600"]giấy chứng nhận kinh doanh quán cafe nhỏ Đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe nhỏ[/caption]

5. Lên danh sách và liên hệ các nhà cung cấp nguyên vật liệu

Các bạn nên tìm tới những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín để mua nguyên liệu làm đồ uống theo như thực đơn của quán. Việc tìm được nhà cung cấp tốt, giá cả phải chăng sẽ giúp bạn vừa yên tâm lại vừa giảm được giá thành đồ uống, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.

[caption id="attachment_2720" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán cà phê nhỏ Tìm đơn vị cung cấp nguyên liệu cho quán cafe[/caption]

6. Mua sắm nội thất và những thiết bị cần thiết

Liệt kê các đồ nội thất và các thiết bị cần thiết ra giấy rồi tìm tới các điểm chuyên cung cấp các sản phẩm cho quán cafe để chọn mua. Sau khi mọi thứ đã đầy đủ, sẵn sàng thì các bạn có thể tiến vào bước trang trí, chuẩn bị kinh doanh quán cafe nhỏ của mình.

[caption id="attachment_2721" align="aligncenter" width="600"]máy làm kem kinh doanh nhỏ Mua sắm đầy đủ nội thất cho quán cafe[/caption]

7. Trang trí quán cafe nhỏ theo concept đã lựa chọn

  • Việc trang trí một quán cafe có diện tích nhỏ với ngân sách hạn hẹp sao cho đẹp và hút mắt không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng đây là việc làm bất khả thi. Chỉ với một vài mẹo nhỏ và sự khéo léo trong cách trang trí thì quán cafe nhỏ của bạn trông sẽ rộng rãi, khang trang và thông thoáng hơn rất nhiều. Vậy đó là những mẹo gì? 
  • Khi kinh doanh quán kem nhỏ hay quán cafe nhỏ thì các bạn cũng không nên trang trí quá cầu kỳ, sử dụng nhiều phụ kiện. Tốt nhất là trang trí nội thất theo phong cách đơn giản với những màu sắc sáng, nhẹ nhàng.
  • Bàn ghế nên chọn loại bàn vuông hoặc là bàn dài chữ nhật thay vì chọn bàn tròn. Hai loại bàn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều diện tích, đồng thời còn có thể tận dụng được các góc nhỏ của quán. Một số quán còn sử dụng bàn nhỏ và gối ôm, ngồi sát tường. Đây cũng là một ý tưởng hay.

[caption id="attachment_2722" align="aligncenter" width="600"]mô hình quán cafe nhỏ đẹp Quán cafe nhỏ nên sử dụng bàn vuông hay chữ nhật[/caption]

  • Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm cách tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách mở rộng cửa hoặc là sử dụng các loại cửa kính trắng để lấy ánh sáng. Ngoài ra, các loại cửa kính này còn có tác dụng mở rộng không gian rất hiệu quả.

8. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Khi kinh doanh quán cafe nhỏ bạn cũng không thể một mình đảm nhận hết mọi việc được. Vì vậy việc tuyển nhân viên là rất cần thiết. Các bạn có thể hợp tác cùng bạn bè hay thành viên trong gia đình để mở quán.

Vừa có người góp vốn lại vừa có nhân lực duy trì hoạt động quán. Khi quy mô quán lớn hơn thì tuyển thêm nhân viên cũng không muộn. Đối tượng nhân viên cho quán cafe phù hợp nhất là sinh viên. Giá thuê nhân viên từ 12.000 - 15.000 đồng/giờ, bao cơm nước (nếu làm cả ngày).

[caption id="attachment_2723" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán cafe nhỏ Tuyển nhân viên quán cafe làm theo ca[/caption]

Tuy nhiên, khi các bạn thuê nhân viên thì nên đào tạo nhân viên cách phục vụ khách và cho nhân viên học về cách phân biệt đồ uống, ghi nhớ giá đồ uống.

9. Đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong quán cafe nhỏ

Các nhân viên trong quán cần phải có thái độ thoải mái, hợp tác với nhau. Nhân viên pha chế phải trải qua đào tạo bài bản và kiểm tra trình độ trước khi bắt đầu khai trương. Đồ uống ngon là một trong các yếu tố tiên quyết để thu hút khách hàng.

10. Lên kế hoạch quảng cáo cho quán cafe nhỏ

Quảng cáo là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh. Các bạn có thể quảng cáo trên mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, các hội nhóm, in và phát tờ rơi cho mọi người dân qua lại. Thậm chí các bạn cũng có thể quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Với cách quảng bá rộng rãi cùng chính sách ưu đãi, giảm giá quán cafe của bạn có thể sẽ thu hút được một lượng khách nhất định.

Trên đây là một số tư vấn kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ. Hy vọng với những tư vấn này các bạn đã biết mình nên và phải làm gì trước khi mở quán cafe. Việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong kinh doanh là rất cần thiết bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh sau này. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

http://bit.ly/2X4cFUl Tư vấn kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ đầy đủ nhất 2019 http://bit.ly/2xeRUe1 #gumato #HoangTuanAnh

Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí cho bạn

Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí cho bạn

Kinh doanh quán ăn vặt nhỏ là một hình thức kinh doanh dành cho những người có nguồn vốn hạn chế. Lĩnh vực này khá được ưa chuộng và nếu biết cách thì các bạn hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi nhuận cao. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn kế hoạch để kinh doanh một quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí nhất.

[caption id="attachment_2701" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán ăn vặt nhỏ Tìm hiểu kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ[/caption]

1. Xác định lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ

Khi đã có được một số vốn nhất định như bạn đã dự tính thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh là gì. Đó là kinh doanh quán ăn vặt nhỏ, quán ăn sáng nhỏ hay quán ăn khuya,... Để có thể làm được điều này các bạn cần phải tiến hành điều tra kỹ thị trường. Theo chúng tôi, với một quán ăn nhỏ, nguồn vốn có hạn thì tốt nhất các bạn nên tập trung vào thị trường ngách hoặc là đi trước xu hướng. Hãy thử trả lời các câu hỏi sau bạn sẽ tìm được lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ phù hợp:

- Ngày nay thị hiếu của khách hàng là gì?

- Trên thị trường mặt hàng nào đang bán chạy?

- Liệu kinh doanh mặt hàng ăn uống đó bạn có đủ vốn không?

- Các khoản chi phí bỏ ra bao gồm những gì?

- Bạn có xây dựng được chiến lược nào để cạnh tranh không? Nên cạnh tranh về giá hay tạo sự khác biệt,...?

2. Chọn địa điểm kinh doanh

Một kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ mà bạn nên quan tâm đó là chọn địa điểm kinh doanh bởi nó là yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán ăn. Nếu thuê địa điểm kinh doanh tại nơi giao thông không thuận tiện, trong hẻm, ngách thì khách hàng khó mà tìm tới quán ăn của bạn nên khả năng kinh doanh thành công giảm khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào khu vực mà đa số khách hàng bạn hướng tới đang sinh sống thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Ví dụ các bạn muốn kinh doanh ăn uống nhỏ cho sinh viên thì nên mở quán ăn gần trường cao đẳng, đại học để thu hút được đối tượng khách hàng bạn hướng tới.

3. Vốn khi kinh doanh quán ăn nhỏ là bao nhiêu?

Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn là điều mà khá nhiều người thắc mắc. Theo kinh nghiệm từ những người đi trước chia sẻ thì để mở một quán ăn nhỏ họ cần khoảng 70 - 100 triệu đồng. Nguồn vốn này sẽ được chi vào các mục:

- Chi phí mặt bằng: Trung bình, chi phí thuê mặt bằng để kinh doanh quán ăn nhỏ rơi vào khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng. Nếu các bạn thuê mặt bằng rộng rãi, vị trí đẹp lại có bãi để xe thì giá thuê còn cao hơn. Bên cạnh đó bạn còn phải đặt cọc tiền thuê khoảng 3 tháng

[caption id="attachment_2702" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán ăn nhỏ Để kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn?[/caption]

- Nguyên vật liệu: Với các quán ăn nhỏ bạn nên nhập nguyên liệu mới mỗi ngày. Chi phí nhập nguyên liệu rơi vào mức 1 - 3 triệu đồng/ngày

- Thuê nhân viên: Các quán ăn nhỏ không cần phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần khoảng 2 bạn làm ca là đủ. Chi phí thuê nhân viên theo ca là 2 - 3 triệu/ca/người

- Trang trí quán ăn: Nếu quán cần tu sửa, trang trí lại thì các bạn mất từ 2 - 3 triệu đồng nữa

- Các dụng cụ, công cụ phục vụ cho quán: Bạn cần phải bỏ ra từ 10 - 30 triệu đồng để mua các dụng cụ, công cụ phục vụ cho việc kinh doanh như bàn, ghế, bát, chén, đĩa,...

4. Đầu tư các dụng cụ cần thiết cho quán ăn

Để kinh doanh quán ăn nhỏ các bạn cần phải mua sắm đầy đủ các loại dụng cụ cần thiết, bao gồm:

- Bàn ăn: Số lượng bàn phụ thuộc vào diện tích quán. Ngoài ra nếu có đủ diện tích các bạn nên đặt một chiếc bàn vừa làm bàn lễ tân, điều hành và kế toán. Bên cạnh đó cũng phải có bàn đựng ly, chén

- Các dụng cụ nấu ăn: bàn bếp chế biến, dụng cụ nấu nướng, dụng cụ phục vụ chế biến, diện tích mặt bằng để tập kết thực phẩm và chuẩn bị thực phẩm, nguồn nước, hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh

[caption id="attachment_2703" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán ăn uống nhỏ Một số dụng cụ cần đầu tư cho quán ăn[/caption]

- Các loại biển, băng rôn, banner quảng cáo

- Dụng cụ phục vụ: quạt máy, đèn thắp sáng

5. Tuyển vào đào tạo nhân viên

Nguồn nhân lực các bạn có thể chia ra thành 3 nhóm gồm:

- Nhóm thực phẩm, chế biến: Đầu bếp, phụ bếp, nhân viên thực phẩm

- Nhóm phục vụ: Nhân viên chạy bàn

- Nhóm điều hành: Lễ tân, quản lý, kế toán, coi giữ xe

Với hình thức kinh doanh ăn uống nhỏ thì các bạn nên tự đứng ra quản lý. Tuy nhiên, nếu như bạn không có kinh nghiệm hoặc không thể đứng ra được thì hãy thuê một người quản lý chuyên nghiệp để họ hỗ trợ nhé!

6. Liên hệ các đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, chất lượng

Các đơn vị kinh doanh quán ăn nhỏ thường có vốn ít, họ không đủ khả năng để nhập nguyên liệu về dự trữ như các cửa hàng lớn mà phải nhập theo ngày. Do đó, việc tìm nguồn hàng lại càng quan trọng hơn. Các bạn có thể cân nhắc tới các chợ đầu mối để mua hàng. Nên tới chợ từ sáng sớm để có thể mua được hàng tươi ngon và giá rẻ. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể cân nhắc tới việc nhập hàng thẳng từ nơi nuôi trồng. Ví dụ, mua cá thì tới các ao bán cá, thịt lợn thì mua tại lò mổ,... Tuy nhiên, để làm được như vậy thì các bạn phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng. Khi mua hàng nên cố gắng thương lượng giá ngay từ đầu để có thể mua được hàng giá rẻ. 

7. Tăng chất lượng phục vụ khi kinh doanh quán ăn nhỏ

Mặc dù so với quán ăn cao cấp, không gian quán ăn nhỏ không sang trọng nhưng lại có mức giá tốt. Ngoài ra, nếu thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở, nhanh nhẹn khiến khách thoải mái thì lại càng thu hút và giữ chân khách lại lâu hơn.

[caption id="attachment_2704" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn Phục vụ ở quán ăn nhỏ phải có thái độ tốt, nhiệt tình[/caption]

8. Thực hiện quản lý quán bằng phần mềm khoa học

Quản lý quán bằng phần mềm là một cách quản lý đơn giản và hiệu quả. Với phần mềm phù hợp các bạn có thể quản lý việc kinh doanh quán ăn nhỏ của mình khoa học hơn từ việc phục vụ, order, thu ngân đến quản lý.

Trên đây là kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn kinh doanh thành công!

 

http://bit.ly/2LfIkzy Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ tiết kiệm chi phí cho bạn http://bit.ly/2N8ONPn #gumato #HoangTuanAnh

Tuyệt chiêu kinh doanh nhỏ thành công lớn bạn nên nắm trong tay

Bạn muốn kinh doanh nhỏ thành công lớn nhưng lại chẳng có chút kinh nghiệm nào? Vậy thì chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua bài viết này bởi ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 4 bí quyết kinh doanh thành công!

[caption id="attachment_2674" align="aligncenter" width="500"]bí quyết kinh doanh nhỏ thành công lớn Chia sẻ bí quyết kinh doanh nhỏ ít vốn nhưng thành công lớn[/caption]

Bạn có thể xem nhanh nội dung bài viết tại đây:

1. Thu hẹp đối tượng khách hàng

  • Có lẽ khá nhiều người nghĩ rằng muốn kinh doanh thành công thì cần phải mở rộng khách hàng mới đúng. Tuy nhiên, sự thật là ngược lại, các bạn cần phải thu hẹp đối tượng khách hàng của mình.
  • Mô hình kinh doanh nhỏ đồng nghĩa với kinh doanh ít vốn. Do đó các bạn cần phải tìm cách hạn chế tối đa các sai lầm khi sử dụng nguồn vốn này.

 

[caption id="attachment_2675" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh gì thu hồi vốn nhanh Cần thu hẹp đối tượng khách hàng để nhắm đối tượng khách hàng chuẩn[/caption]

  • Muốn làm được điều đó thì các bạn cần thu hẹp đối tượng khách hàng lại để có thể tập trung nguồn vốn ít ỏi của mình vào phục vụ đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Việc các bạn phục vụ tốt một đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ mang đến hiệu quả hơn so với việc đánh vào nhiều nhóm đối tượng nhưng lại chả làm hài lòng ai cả.
  • Khi lượng khách hàng của bạn đã phát triển tới mức ổn định, nguồn vốn xoay vòng được tăng lên thì các bạn có thể nghĩ tới việc mở rộng quy mô.

2. Chú trọng thái độ với khách hàng

  • Kinh nghiệm thứ hai để kinh doanh nhỏ thành công lớn đó là chú trọng thái độ với khách hàng hay dùng từ chuyên môn chính là chăm sóc khách hàng.
  • Còn đối với các mô hình kinh doanh nhỏ thì chăm sóc khách hàng là hoạt động làm thân với khách hàng, chiều lòng khách hàng. Với mô hình kinh doanh nào thì đây cũng là hoạt động rất quan trọng để các bạn có thể níu chân khách hàng.

[caption id="attachment_2677" align="aligncenter" width="600"]các hình thức kinh doanh tại nhà Cần phải có thái độ phục vụ khách hàng tốt[/caption]

  • So với các cơ sở kinh doanh lớn thì rõ ràng kinh doanh quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp không thể so sánh được về cơ sở vật chất hay chất lượng dịch vụ. Các bạn chỉ có hai ưu thế để cạnh tranh đó là giá và thái độ phục vụ khách hàng.
  • Đối với các đơn vị kinh doanh nhỏ việc tiếp cận khách hàng không có nhiều quy trình phức tạp, các bạn chỉ cần vui vẻ, xởi lởi với khách và cung cấp một vài lợi ích nhỏ là cũng đủ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi rồi.

3. Chiến lược cạnh tranh về giá

  • Như đã nói, các cơ sở kinh doanh nhỏ có 2 ưu thế, một trong số đó là giá. Muốn kinh doanh nhỏ thành công lớn thì các bạn phải đưa ra mức giá thành cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.
  • Mà trên thực tế thì các đối tượng khách hàng tìm đến những đơn vị kinh doanh nhỏ phần lớn là những người có mức thu nhập tầm trung hoặc thu nhập thấp.
  • Đây là các đối tượng đặc biệt quan tâm tới giá thành của sản phẩm. Chỉ cần mức giá bạn cung cấp rẻ hơn đôi chút thôi là đã có thể khiến họ lựa chọn bạn rồi.

[caption id="attachment_2676" align="aligncenter" width="600"]ý tưởng kinh doanh Có các chiến lược cạnh tranh về giá, khuyến mãi[/caption]

  • Mặc dù cần có sự ưu đãi về giá nhưng đừng vì thế mà các đơn vị kinh doanh nhỏ trở nên lạm dụng bởi rất có thể nó khiến cho khách hàng cảm thấy nghi ngờ về chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp.

4. Chọn đúng trào lưu kinh doanh

  • Kinh nghiệm cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn để có thể kinh doanh nhỏ thu lợi lớn đó là chọn đúng trào lưu kinh doanh. Thực ra, theo lý mà nói, kinh doanh chạy theo trào lưu không duy trì được lâu dài.
  • Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh nhỏ vốn ít thì đây lại là chiêu thức kinh doanh hợp lý và hữu dụng trong thời gian đầu. Đơn giản bởi các bạn đón đầu được xu hướng thì sẽ thu hút được người quan tâm, tạo được doanh thu lớn, ít cạnh tranh và vốn cũng tăng dần lên.
  • Tuy nhiên, khi nguồn vốn đã ổn định thì các bạn lại cần tính toán lại để có những bước đi vững chắc hơn giúp đơn vị của mình phát triển lên.

Tóm lại:

  • Trào lưu sẽ có khi cực kỳ thịnh nhưng rồi cũng bị thoái trào và trước khi trào lưu ấy trở nên bão hòa thì các bạn hãy kịp thu tay lại để giữ vốn và tích lũy khoản lợi nhuận đã kiếm được.
  • Trên đây là 4 tips kinh doanh nhỏ thành công lớn dành cho những nhà đầu tư vốn mỏng. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích đối với các bạn trong bước đầu dựng nghiệp.

 

http://bit.ly/2IEaPW5 Tuyệt chiêu kinh doanh nhỏ thành công lớn bạn nên nắm trong tay http://bit.ly/2L5HMfM #gumato #HoangTuanAnh

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Hàng chục ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê, lợi nhuận rủng rỉnh đầy túi

Bạn đang muốn tìm một công việc kinh doanh nhỏ nào đó để làm ở quê nhà? Bạn không biết giữa hàng ngàn lĩnh vực kinh doanh thì nên chọn lĩnh vực nào phù hợp? Vậy thì hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn một vài ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê nhà mà lợi nhuận lại rủng rỉnh nhé!

1. Mở một quán ăn nhỏ tại nhà

Mở một quán ăn nhỏ tại nhà không phải là ý tưởng kinh doanh mới lạ hay độc đáo gì nhưng lại là một phương cách kinh doanh mang lại nguồn thu nhập ổn định ở quê hiện nay. Tùy mỗi người mà có cách xây dựng thực đơn cho quán ăn của mình.

 

Đó có thể là thực đơn đa dạng mỗi ngày và tập trung vào một vài món chính. Hay cũng có thể là món ăn quen thuộc hay lạ miệng với người dân vùng quê đó. Tuy nhiên, giá cả thì nên hợp lý, phải chăng nhé.

2. Kinh doanh hoa tươi, hoa để chậu

Ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê thứ hai đó là kinh doanh hoa tươi, hoa để chậu. Hiện nay, nhu cầu về hoa tại cả thành thị lẫn nông thôn đều đang khá lớn. Tuy nhiên, nguồn cung mới chỉ đáp ứng được phần nào mà thôi.

Nhu cầu mua hoa cao nhất là vào các dịp lễ 8-3, 14-2, 20-10 và tết. Kinh doanh hoa tươi không còn địa điểm cố định, không cần vốn lớn nhưng lợi nhuận lại khá cao. Các bạn có thể tranh thủ các dịp lễ để kinh doanh hoa tươi kiếm thêm thu nhập. Khi kinh doanh hoa tại vùng quê vào các dịp lễ, bạn nên chia ra bán tại 2, 3 địa điểm khác nhau để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, đẩy mạnh doanh thu.

Nếu muốn phát triển hơn các bạn cũng có thể nhận cung cấp hoa tươi, hoa lẵng để bàn cho các đám hiếu hỉ. Ngoài ra, bán hoa chậu cũng là một hình thức kinh doanh hoa có tiềm năng tại các vùng quê, nhất là vào dịp chơi tết. Sức mua lẫn lợi nhuận thu được vào dịp này không hề nhỏ.

3. Mở tiệm sửa chữa xe đạp, xe máy

Không chỉ ở thành phố mà ngay tại các vùng quê, số lượng xe đạp, xe máy khá nhiều. Các gia đình đều có ít nhất 1 chiếc xe đạp hay xe máy. Vì vậy, mở tiệm sửa chữa xe đạp, xe máy là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê khá khả thi. Các bạn không cần quá nhiều vốn, chỉ cần có tay nghề tốt là đảm bảo cực kỳ đắt khách.

4. Mở một xưởng làm bún

Với những bạn ít vốn thì có thể cân nhắc việc mở xưởng làm bún nhỏ. Máy móc thì đơn giản, cách làm không phức tạp, gạo ở quê cũng khá rẻ. Các bạn chỉ cần cân nhắc tới lượng bún sản xuất mỗi ngày bao nhiêu cho phù hợp và cách bảo quản bún là đủ.

5. Kinh doanh dịch vụ vận tải

Kinh doanh vận tải ở nông thôn thường là hình thức vận tải liên tỉnh. Cũng bởi thế, trong vài năm gần đây, mô hình kinh doanh nhà xe, xe gia đình dịch vụ đang rất được ưa chuộng và khá thành công ở các vùng quê. Tùy theo điều kiện kinh tế mà các bạn có thể cân nhắc đầu tư phương tiện như thế nào.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể kết hợp thêm hình thức cho thuê xe du lịch, hợp đồng vận tải tham quan du lịch, cho thuê xe hoa,... Đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê khá khả thi.

6. Mở trung tâm tiếng Anh

Ngay nay, dù là thành phố hay nông thôn thì nhu cầu học tiếng Anh cũng rất cao. Tuy nhiên, ở nông thôn, rất ít nơi có trung tâm dạy tiếng Anh mà thông thường là các thầy cô tự mở lớp ở nhà để dạy cho học sinh. Nếu biết nắm bắt thì đây sẽ là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời bởi thị trường rộng và tính cạnh tranh không cao.

Các bạn muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh này thì cần có một cơ sở đủ rộng để làm văn phòng trung tâm. Có thể thời gian đầu, số học sinh đăng ký còn ít nhưng nếu dạy chất lượng, tạo được chỗ đứng nhất định thì đảm bảo số lượng học sinh đăng ký sẽ ngày càng đông.

7. Mở tiệm tạp hoá

Mở tiệm tạp hóa cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê khá khả thi. Các bạn chỉ cần chọn địa điểm kinh doanh ở mặt đường, đông dân cư, tiện đi lại và nếu có mối quen biết rộng thì càng thuận lợi hơn. Các mặt hàng kinh doanh nên đa dạng để khách không phải ra về trắng tay khi tới mua hàng. Thêm vào đó mức giá bán hợp lý, thái độ niềm nở, thoải mái sẽ là những yếu tố thu hút khách hàng.

8. Kinh doanh quảng cáo, in ấn

Nếu bạn còn chưa có ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê nào thì có thể cân nhắc việc kinh doanh quảng cáo, in ấn. Ngay tại nông thôn, nhu cầu quảng cáo, in ấn đã rất cao nhưng thực sự số lượng đơn vị kinh doanh lĩnh vực này lại không nhiều. Do đó khách hàng thường gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn đơn vị quảng cáo, in ấn. Đặc biệt, tại nhiều vùng quê, tốc độ phát triển dịch vụ, quán xá, nhà hàng, công ty, doanh nghiệp đang ngày một tăng cao. Đây sẽ là một thị trường béo bở dành cho những ai kinh doanh quảng cáo, in ấn.

9. Mở dịch vụ đồ chơi, trò chơi thông minh dành cho trẻ em

Khi kinh tế ngày càng được cải thiện thì cha mẹ lại càng mong muốn con được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, kinh doanh đồ chơi, trò chơi thông minh cho trẻ em ở quê sẽ là một lĩnh vực khá tiềm năng mà các bạn nên cân nhắc.

Chỉ cần các trò chơi trong khu vui chơi của bạn đảm bảo được yêu cầu “học mà chơi, chơi mà học” thì chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ không ngần ngại mà thường xuyên đưa con em tới chơi đâu.

Khi mở dịch vụ đồ chơi, trò chơi thông minh cho trẻ em các bạn nên chọn địa điểm là nơi đông dân cư và có các hộ gia đình. Giá vé cũng không nên quá cao. Trong khu vui chơi nên có bán thêm đồ ăn nhẹ mà trẻ em thích để kiếm thêm thu nhập.

10. Kinh doanh dịch vụ bể bơi cho mọi đối tượng

Kinh doanh dịch vụ bể bơi và các dịch vụ đi kèm là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê đang nở rộ trong thời gian gần đây. Tại các vùng quê, số lượng trẻ em bị đuối nước, nhất là vào mùa hè rất nhiều. Do đó, các cha mẹ cũng chú trọng hơn vào việc trang bị kỹ năng bơi cho trẻ. Hơn nữa, bơi cũng là một môn thể thao giúp trẻ phát triển thể chất và vóc dáng nên lại càng được phụ huynh ủng hộ hơn. Bởi thế, hình thức kinh doanh này đang là một lĩnh vực hái ra tiền.

11. Kinh doanh hiệu quả với thời trang, mỹ phẩm

Thời trang và mỹ phẩm luôn là một lĩnh vực kinh doanh được mọi chị em quan tâm, dù là ở thành thị hay nông thôn. Bên cạnh đó, đây lại là hai mặt hàng mang lại lợi nhuận khá hấp dẫn. Các bạn có thể chọn đây là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê cũng không tồi. Việc bạn cần làm là chọn mặt bằng đẹp, đủ rộng để trưng bày và trang trí cửa hàng. Bên cạnh đó các bạn cũng nên có sự am hiểu về thời trang, mỹ phẩm để có thể tư vấn được cho khách hàng.

Nếu không có điều kiện thuê cửa hàng thì bán online cũng là một cách hiệu quả. Như vậy vừa tiết kiệm lại vừa có thể tạo dựng mối quan hệ và có nguồn khách thân quen. Sau này khi đã có lượng khách nhất định, nếu muốn bạn có thể mở cửa hàng. Như vậy tỉ lệ rủi ro cũng giảm đáng kể.

12. Kinh doanh đặc sản quê

Mỗi vùng quê thường có các đặc sản khác nhau. Có thể ở vùng quê bạn, đặc sản đó không bán được vì mọi người đã quá quen thuộc nhưng bạn có thể bán sang vùng khác nếu như đặc sản đó có chất lượng tốt.

13. Cửa tiệm giặt khô là hơi chăn gối, quần áo

Một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê cũng khá khả thi đó là mở cửa tiệm giặt khô là hơi chăn gối, quần áo. Đây là một dịch vụ khá mới và mức độ cạnh tranh thấp. Mặc dù gia đình nào giờ đây cũng gần như đều có máy giặt, tuy nhiên máy giặt này thường nhỏ và chỉ phục vụ mục đích giặt quần áo. Còn với các loại quần áo dày, nặng màu đông hay chăn gối thì các loại máy giặt gia đình khó mà đáp ứng được. Bởi thế, đây là lúc dịch vụ giặt khô là hơi chăn gối, quần áo phát huy khả năng.

14. Kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Người dân ở các vùng quê chủ yếu sinh sống bằng việc chăn nuôi, trồng trọt. Do đó, việc kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu sẽ là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê rất khả thi. Đồng thời, mặt hàng này cũng mang đến lợi nhuận khá cao đấy!

15. Nuôi heo bằng trà xanh

Ý tưởng kinh doanh này nghe có vẻ khá lạ nhưng lại rất có tính khả thi. Thịt heo là loại thịt được tiêu thụ mạnh nhất, giá thành cũng ổn định. Tuy nhiên, phần lớn các hộ gia đình, trang trại đều sử dụng cám để nuôi heo, khiến việc tìm nguồn thịt heo sạch trở nên khó khăn hơn. Nếu các bạn sinh sống ở những vùng quê như Bảo Lộc, Thái Nguyên,... chuyên canh chè thì tại sao không tận dụng loại cây này để nâng cao lợi ích kinh tế?

Tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, mô hình nuôi heo bằng trà xanh đã rất thành công. Vậy tại sao Việt Nam lại không thể?

16. Kinh doanh chuối tài lộc

Đây là một hình thức kinh doanh nhỏ ở quê vào dịp tết Nguyên Đán khá hay mà các bạn nên cân nhắc. Trong vài năm trở lại đây, thay vì trưng hoa đào, hoa mai, cúc vạn thọ,... thì người dân lại có xu hướng chơi những loại cây lạ như linh chi bonsai, táo Hồng Kong,... và đặc biệt là chuối tài lộc.

Chuối tài lộc là một loại cây khá mới, chưa nhiều người kinh doanh nhưng nhu cầu mua lại cao. Một hạt giống chuối tài lộc có giá 200.000 đồng nhưng giá bán lại hàng triệu bạc một cây mà cách chăm sóc thì đơn giản. Đây sẽ là một lĩnh vực kinh doanh thu lời cao và rất hấp dẫn trong một vài năm tới.

17. Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân đang ngày càng tăng cao, nhất là với mặt hàng rau củ quả. Bởi vậy, đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê không tồi đâu. Nếu bạn có thể tìm được thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quy trình chăm sóc đảm bảo thì hoàn toàn có thể cân nhắc tới ý tưởng kinh doanh này.

18. Tự trồng mộc nhĩ (nấm mèo) để kinh doanh

Mộc nhĩ đen hay còn được gọi là nấm mèo là một nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm. Lượng tiêu thụ của mộc nhĩ khá cao bởi nó ngon, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Việc tự trồng mộc nhĩ để kinh doanh đã được một số vùng miền áp dụng và mang lại những hiệu quả nhất định, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Quy trình nuôi trồng và chăm sóc mộc nhĩ cũng không quá phức tạp nên các bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn nếu chưa có ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê nào.

19. Mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng)

Mô hình VAC là một mô hình vô cùng quen thuộc với người nhà nông. Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu phải đầu tư kha khá vốn bởi nó là loại hình kinh doanh đa dạng.

Với mô hình vườn cần cân nhắc trồng loại cây gì, liệu nó có phù hợp với thổ nhưỡng không, tiềm năng kinh tế gì. Tiếp đó là nên nuôi con gì mà thị trường đang có nhu cầu cao.

Với ao cần lựa chọn loại cá giống tốt, đang được thị trường ưa chuộng, nhu cầu tiêu thụ cao. Số lượng cá nuôi phụ thuộc vào diện tích mặt hồ.

Với chuồng, phổ biến nhất là nuôi lợn, gà, vịt, bò,... Các bạn có thể sử dụng chính chất thải của các loại động vật này để làm phân bón cho cây hoặc là nuôi cá.

20. Bán đậu phụ

Đậu phụ là món ăn dân dã và quen thuộc với người dân vùng quê. Giá một miếng đậu phụ chỉ 2.000 đồng nhưng một ngày bạn có thể bán tới vài trăm miếng. Bên cạnh đó, nước cạnh từ đậu phụ cũng rất được yêu thích bởi nó vừa ngon, thơm lại mát. Có không ít người kinh doanh đậu phụ có thể lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

21. Mở quán kinh doanh dịch vụ Internet

Một hình thức kinh doanh nhỏ ở quê nữa mà các bạn có thể tham khảo là mở quán dịch vụ internet bởi nhu cầu sử dụng internet ngày càng cao mà các gia đình ở quê không phải ai cũng trang bị cho con em mình máy tính. Tuy nhiên, chi phí mở quán net thì khá cao. Nếu muốn mở các bạn phải có nguồn vốn trên dưới 100 triệu và thuê địa điểm gần trường học thì càng tốt.

22. Nuôi cá, tôm theo vùng miền

Nuôi tôm cá theo vùng miền cũng là một hình thức kinh doanh ở vùng quê mang lại nguồn lợi cao mà các bạn nên tìm hiểu và tham khảo. Đặc biệt là cách thức nuôi ra sao để đảm bảo chất lượng.

Trên đây là một số chia sẻ về các ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê. Hy vọng các bạn sẽ tìm được ý tưởng phù hợp cho mình.

http://bit.ly/2Xv4ncf Hàng chục ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê, lợi nhuận rủng rỉnh đầy túi https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế như doanh nghiệp?

Có người thì cho rằng kinh doanh nhỏ lẻ không cần nộp thuế. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng dù kinh doanh lớn hay kinh doanh nhỏ lẻ vẫn phải nộp thuế. Vậy thực hư như thế nào, kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp ngay sau đây!

[caption id="attachment_2643" align="aligncenter" width="465"]Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không? Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?[/caption]

1. Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế hay không?

Hiện nay, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ khi đăng ký xin giấy phép kinh doanh thường là đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Để trả lời cho câu hỏi kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế thì chúng tôi xin đáp là có. Theo quy định nộp thuế của pháp luật thì các hộ kinh doanh cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế trong quá trình kinh doanh.

2. Các loại thuế người kinh doanh nhỏ lẻ cần nộp

Nếu đã biết kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế hay không rồi vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đó là những loại thuế nào!

2.1. Lệ phí thuế môn bài

Một trong ba loại thuế mà các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp là thuế môn bài. Mức lệ phí môn bài với hộ kinh doanh được quy định theo Khoản 2 Điều 4 nghị định số 139/2016/NĐ-CP như sau:

- Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm đóng 1 triệu đồng

- Hộ kinh doanh có doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng/năm đóng 500.000 đồng

- Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng/năm đóng 300.000 đồng

- Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn phí

[caption id="attachment_2645" align="aligncenter" width="600"]quy định kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp thuế môn bài Kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp thuế môn bài[/caption]

Mức doanh thu được xác định làm căn cứ đóng thuế môn bài với hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Hạn cuối để các hộ kinh doanh cần nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 01 năm sau.

2.2. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

*  Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán

Số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp theo phương thức khoán được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế GTGT bao gồm tiền hàng + tiền gia công + tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế tính cả doanh thu khoán lẫn doanh thu trên hóa đơn + tiền hoa hồng

- Tỷ lệ % thuế GTGT được tính như sau:

[caption id="attachment_2646" align="aligncenter" width="650"]doanh thu dưới 100 triệu đồng có phải nộp thuế Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp cả thuế GTGT[/caption]

 

Danh mục Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0.5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%
Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%

Thời hạn mà các hộ kinh doanh phải nộp thuế khoán của quý hạn chót là ngày cuối cùng của quý. Riêng đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì hạn chót nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

* Trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo từng lần phát sinh

Số thuế mà các hộ kinh doanh phải nộp trong trường hợp này được tính theo công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu thuế GTGT bao gồm tiền bán hàng + tiền gia công + tiền cung ứng + tiền hoa hồng + các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng

[caption id="attachment_2647" align="aligncenter" width="600"]miễn thuế cho hộ kinh doanh cá thể Thuế thu nhập cá nhân đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng phải nộp[/caption]

- Tỷ lệ % thuế GTGT: Tương tự trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán

Thời hạn để các hộ kinh doanh trường hợp này nộp thuế theo từng lần phát sinh muộn nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh doanh thu tính thuế.

Không chỉ có 3 loại thuế trên mà các hộ kinh doanh còn phải nộp thêm một số khoản thuế khác như: thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,...

Trên đây là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không. Nộp thuế đầy đủ là trách nhiệm, nghĩa vụ của hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

http://bit.ly/2Y9qqCb Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế như doanh nghiệp? http://bit.ly/2Y9vp5R #gumato #HoangTuanAnh

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Top 15 ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn dành cho bạn trong năm 2019 này

Bạn đang muốn tìm một mô hình kinh doanh nhỏ lãi lớn nhưng vẫn chưa có ý tưởng nào. Vậy thì hãy cùng tham khảo 15 gợi ý sau. Biết đâu bạn sẽ tìm cho được cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp thì sao.

1. Mở cửa hàng thời trang

Nếu các bạn là người yêu thời trang, có gu thẩm mỹ và nắm bắt được trend thời trang thì có thể cân nhắc tới việc mở một cửa hàng kinh doanh quần áo, thời trang. Có hai hình thức kinh doanh thời trang đó là tự mở cửa hàng hoặc đăng ký trở thành cửa hàng nhượng quyền cho một thương hiệu nào đó có tiếng. Cửa hàng thời trang không tốn quá nhiều vốn mà lợi nhuận lại khá cao, thị trường thì lớn.

[caption id="attachment_2624" align="aligncenter" width="500"]Kinh doanh cửa hàng thời trang mang lại thu nhập cao Kinh doanh cửa hàng thời trang mang lại thu nhập cao[/caption]

2. Trồng hoa, cây cảnh

Ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn thứ hai chính là trồng hoa, cây cảnh. Những chậu hoa, cây cảnh nhỏ xinh không chỉ được các gia đình mà dân văn phòng cũng rất yêu thích. Các bạn không nhất thiết phải biết chăm sóc hoa, cây cảnh mà chỉ cần tìm hiểu để nắm được quy trình chăm sóc cơ bản là được. Việc kinh doanh theo mô hình online hay mở cửa hàng thì tùy bạn bởi ý tưởng kinh doanh này đều phù hợp.

3. Kinh doanh mỹ phẩm handmade

Rất nhiều chị em thường thích các sản phẩm mỹ phẩm handmade bởi nó có nguồn gốc tự nhiên và công dụng tốt, độ an toàn cao, không có hóa chất. Rất nhiều cửa hàng đã thu bộn tiền nhờ bán mỹ phẩm handmade đấy. Kinh doanh mặt hàng này không nhất thiết phải có cửa hàng, các bạn có thể bán tại nhà online để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng cũng được.

[caption id="attachment_2625" align="aligncenter" width="610"]kinh doanh nhỏ lãi lớn bằng mỹ phẩm Kinh doanh các loại mỹ phẩm handmade[/caption]

4. Kinh doanh với các phụ kiện

Kinh doanh phụ kiện thời trang cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn không tồi đâu. Các phụ kiện thời trang tương đối dễ làm, dễ tìm nguồn hàng và mặt hàng đa dạng. Các bạn chỉ cần khéo tay một chút và có óc sáng tạo là có thể tạo ra những phụ kiện vừa mới lạ lại độc đáo thu hút giới trẻ rồi. Mỗi món phụ kiện làm ra chỉ tốn khoảng vài ngàn đồng tiền nguyên liệu nhưng khi bán ra lại có giá 15.000 - 30.000 đồng. Lợi nhuận cao gấp 2, 3 lần đấy!

Tùy nguồn vốn và khả năng mỗi người mà các bạn có thể mở cửa hàng hoặc kinh doanh online tại nhà.

5. Kinh doanh với nghề gia sư

Làm gia sư cũng là hình thức kiếm tiền được khá nhiều bạn trẻ áp dụng. Các bạn có thể bắt đầu công việc bằng cách nhận các lớp và dạy kèm tại gia đình. Nếu như có trình độ sư phạm bạn hoàn toàn có thể mở lớp dạy ngay tại chính nhà của mình. Chi phí kinh doanh thì chả đáng là bao mà thu nhập lại tốt và ổn định.

[caption id="attachment_2626" align="aligncenter" width="430"]kinh doanh nhỏ lãi nhiều bằng việc làm gia sư gia đình Làm gia sư gia đình[/caption]

Công việc này ngoài các bạn trẻ thì các giáo viên về hưu cũng có thể làm được. Đặc biệt, trong các dịp hè, nhu cầu học thêm lại càng cao hơn.

6. Kinh doanh đồ ăn vặt online

Kinh doanh đồ ăn vặt online là một ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn không thể bỏ qua. Trong những năm gần đây xu hướng này đang phát triển với tốc độ cực nhanh. Nếu để ý các bạn có thể thấy, tại các khu vực văn phòng, nhu cầu gọi đồ ăn vặt online cực kỳ cao. Chỉ cần một cú điện thoại là đã có thể gọi đồ ăn vặt theo yêu cầu, ship tới tận nơi rồi.

[caption id="attachment_2627" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh nhỏ thành công lớn bằng việc kinh doanh đồ ăn vặt online Kinh doanh đồ ăn vặt online[/caption]

Nếu xung quanh nơi bạn sinh sống có nhiều khu văn phòng thì đừng ngại ngần mà thực hiện ý tưởng kinh doanh này nhé!

7. Mở tiệm làm nails tại nhà

Nhu cầu làm đẹp của chị em không những không giảm mà ngày càng có dấu hiệu tăng cao. Do đó, các trung tâm thẩm mỹ mọc lên như nấm sau mưa. Nếu các bạn chỉ có số vốn nhỏ, không thể cạnh tranh với các trung tâm thương mại lớn thì hãy đi theo thị trường ngách, ví dụ như làm nail chẳng hạn. Kinh doanh lĩnh vực này không cần mặt bằng rộng, không cần vốn lớn cũng có thể thu hút khách hàng.

[caption id="attachment_2628" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh nhỏ lãi lớn bằng việc mở tiemeh nail ngay tại nhà Mở tiệm nail ngay tại nhà[/caption]

8. Mở cửa hàng đồ lưu niệm mang cá tính riêng

Mở một cửa hàng bán đồ lưu niệm không phải ý tưởng mới mẻ, thậm chí còn có chút nhàm chán, không khả thi. Tuy nhiên, nếu đó là cửa hàng lưu niệm mang cá tính và sự độc đáo riêng thì lại khác. Các bạn nên nhắm vào một phân khúc khách hàng riêng biệt và khiến cửa hàng có dấu ấn riêng chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng.

9. Kinh doanh thời trang cho bà bầu

Trong số các mặt hàng thời trang thì thời trang cho bà bầu là lĩnh vực kinh doanh nhỏ lãi lớn mà các bạn có thể tham khảo. Dù là đang mang bầu nhưng các mẹ vẫn có nhu cầu làm đẹp cao. Khi có bầu, vóc dáng thay đổi nên chị em không thể mặc các trang phục cũ và phải mua lại hầu hết quần áo. Do đó, nhu cầu mua là rất cao.

 

10. May đồng phục

May đồng phục là hình thức kinh doanh nhỏ lãi lớn tại nhà mà các bạn có thể thực hiện. Nếu các bạn có mối quan hệ với các tổ chức, trường học, doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể thực hiện mô hình kinh doanh này bởi đây là những đối tượng khách hàng thường phải đặt may đồng phục.

11. Viết content online, không cần bỏ vốn

Viết content online tại nhà là lĩnh vực kinh doanh không cần bỏ vốn mà lại có thu nhập cao. Nếu các bạn có khả năng viết lách thì việc kiếm thêm từ 3 - 10 triệu đồng/tháng là rất bình thường. Công cụ mà các bạn cần trang bị để có thể viết content online là một chiếc máy tính cá nhân và mạng internet.

Viết content online tại nhà

[caption id="attachment_2629" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh nhỏ lãi lớn bằng việc kinh doanh các sản phẩm thời trang cho bà bầu Kinh doanh các sản phẩm thời trang cho bà bầu[/caption]

Hầu như mọi người đều có máy tính cá nhân rồi nên chỉ cần lắp thêm mạng internet, mỗi tháng trả phí một vài trăm nghìn là được rồi. Quan trọng là các bạn phải tìm được các mối làm ăn quen lâu dài. Tuy nhiên, điều này cũng không khó bởi nhu cầu thuê CTV content hiện nay đang rất lớn.

12. Sản xuất nến tại nhà

Nếu bạn đang loay hoay tìm một ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn thì có thể cân nhắc việc sản xuất nến tại nhà cung cấp cho các hộ gia đình, nhà hàng. Chi phí sản xuất nến thấp, quy trình đơn giản, nhu cầu tiêu thụ tương đối cao. Các bạn có thể thêm vào nến một số hương thơm để giúp sản phẩm khác biệt và được yêu thích hơn.

[caption id="attachment_2630" align="aligncenter" width="600"]kinh doanh nhỏ lãi lớn bằng việc tự sản xuất nến tại nhà Tự sản xuất nến tại nhà[/caption]

13. Mở quán photocopy

Hình thức kinh doanh nhỏ lãi lớn tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ chính là mở quán photocopy. Các quán photocopy ở gần cụm doanh nghiệp, trường học đều kinh doanh khá tốt. Với một quán photocopy không cần diện tích quá lớn và các bạn có thể cung cấp các dịch vụ như photo, đánh máy, đóng gáy sách. Đây đều là những dịch vụ mà các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên cần.

14. Cho thuê trang phục biểu diễn

Các bạn có thể thực hiện mô hình cho thuê trang phục biểu diễn tại nhà hoặc bán thời gian hay chuyên nghiệp hơn thì mở một cửa tiệm. Không chỉ các nhóm nhảy, nhóm kịch mà ngay cả lớp học, doanh nghiệp,... cũng thường có nhu cầu thuê trang phục để biểu diễn trên sân khấu, trong các lễ hội, ngày kỉ niệm,...

[caption id="attachment_2631" align="aligncenter" width="500"]làm kinh tế nhỏ tại nhà bằng việc mở cửa hàng cho thuê trang phục biểu diễn Mở cửa hàng cho thuê trang phục biểu diễn[/caption]

15. Kinh doanh đồ cũ

Mô hình kinh doanh nhỏ lãi lớn cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn đó là bán đồ cũ. Tuy nhiên, nếu chỉ bán đồ cũ đơn thuần thì thường không được giá. Thay vào đó các bạn có thể bán đồ cũ tân trang mới. Điều này giúp cho sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn.

Trên đây là 15 ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Các hình thức kinh doanh này các bạn có thể làm tại nhà vào thời gian rảnh rỗi đều được. Hoặc nếu muốn chuyên nghiệp thì thuê mặt bằng để mở xưởng, mở cửa hàng. Nguồn vốn ít, lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay tìm hiểu và thực hiện ngay bây giờ?

 

http://bit.ly/2WW90MZ Top 15 ý tưởng kinh doanh nhỏ lãi lớn dành cho bạn trong năm 2019 này http://bit.ly/2J4lrN7 #gumato #HoangTuanAnh

Mách bạn 9+ ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên cập nhật đến năm 2019

Kinh doanh nhỏ cho sinh viên, Chắc hẳn đang rất nhiều bạn thắc mắc sinh viên thì thời gian đâu mà có thể kinh doanh được. Hãy cùng chung tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để xem sinh viên có thể kinh doanh những công việc gì nhé!

Bạn đang là sinh viên và bạn muốn làm công việc kinh doanh nhỏ, ít vốn nào đó để có thêm thu nhập? Thế nhưng bạn vẫn đang phân vân không biết nên kinh doanh gì?

Vậy thì hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn 9+ ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên đang được nhiều bạn áp dụng và thành công ngay sau đây!

1. Kinh doanh từ phòng trọ

  • Phần lớn các bạn sinh viên ở tỉnh khi lên thành phố học cao đẳng, đại học đều phải ở ký túc xá hoặc là thuê phòng trọ. Việc tìm phòng trọ cho thuê không phải là điều dễ dàng lại còn tốn nhiều thời gian.
  • Và bạn cũng vậy, muốn có một phòng trọ ưng ý thì bạn phải mất thời gian tìm kiếm, tới tận nơi để xem, thương thảo về giá phòng và điều kiện,...

 

[caption id="attachment_2599" align="aligncenter" width="500"]kinh doanh nhỏ cho sinh viên có ý tưởng lớn Các bạn sinh viên có thể thuê nhà trọ nguyên căn và cho thuê lại từng phòng trọ[/caption]

  • Như vậy là các bạn đã thu được kha khá thông tin về phòng trọ ở thời điểm hiện tại. Đừng để công sức của bạn bị lãng phí. Hãy tận dụng nó để mở các hoạt động kinh doanh riêng cho mình.
  • Các bạn có thể thuê nhà nguyên căn rồi cho các bạn sinh viên khác đang có nhu cầu thuê phòng trọ thuê lại để ăn chênh lệch. Chi phí chênh lệch hàng tháng này có khi đủ để bạn trang trải một phần sinh hoạt phí hàng tháng đấy.

2. Kinh doanh những món đặc sản ở quê hương của chính bạn

  • Ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên thứ hai mà các bạn có thể thử đó là kinh doanh đặc sản quê hương.
  • Mỗi lần về thăm quê rồi lên lại trường các bạn có thể mang thêm đặc sản quê mình để bán lại cho “đồng bọn” để ăn chênh lệch giá. Nguồn vốn mua đặc sản không quá nhiều đâu nên bạn không cần lo lắng.

3. Kinh doanh cà phê take away

  • Kinh doanh cà phê take away cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên không tồi đâu. Dân công sở thường đi làm vào sáng sớm và họ cần một ly cà phê để tỉnh táo, thư giãn.
  • Tuy nhiên, họ không có nhiều thời gian để cà kê tại các quán cà phê bên đường nên cà phê take away là một lựa chọn lý tưởng.

4. Kinh doanh mỹ phẩm online

  • Các loại mỹ phẩm nước ngoài như mỹ phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản, Âu Mỹ khá được ưa chuộng. Bên cạnh đó nhiều người lại có sở thích mua hàng online để được ship tới tận nơi, khỏi mất công di chuyển.
  • Các bạn sinh viên cũng có thể cân nhắc để kinh doanh mặt hàng này với mức vốn nằm trong khả năng.

[caption id="attachment_2600" align="aligncenter" width="600"]ý tưởng kinh doanh sáng tạo của sinh viên Kinh doanh mỹ phẩm online cũng là một ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên[/caption]

5. Kinh doanh bán quần áo online

  • Kinh doanh quần áo online đã được khá nhiều người thực hiện. Tuy nhiên thành công hay không thì cũng tùy trường hợp. Bạn nên đưa ra kế hoạch kinh rõ ràng trước khi bắt đầu công việc.
  • Nếu các bạn muốn thành công với mặt hàng này thì cần phải thường xuyên cập nhật các mẫu thời trang mới, giá sản phẩm phải hợp lý và chất lượng tốt. Các bạn có thể vào các group để quảng cáo sản phẩm, nhờ bạn bè chia sẻ hộ trên mạng xã hội.

6. Kinh doanh đồ ăn nhanh online

  • Nếu bạn đang phân vân tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên thì bán đồ ăn vặt online cũng là một hình thức kinh doanh khả quan đấy.
  • Ngày nay nhu cầu mua đồ ăn vặt online ngày càng cao, lượng tiêu thụ lớn. Không chỉ giới công ở mà ngay cả các bạn sinh viên trẻ cũng rất khoái đồ ăn vặt.
  • Chỉ cần đồ ăn của bạn ngon, chế biến đảm bảo vệ sinh, giao hàng nhanh chóng thì đảm bảo sẽ có khách.

[caption id="attachment_2601" align="aligncenter" width="600"]Kinh doanh các loại đồ ăn vặt online Kinh doanh các loại đồ ăn vặt online[/caption]

7. Kinh doanh cây cảnh mini

  • Những loại cây cảnh mini như sen đá hay xương rồng cực kỳ dễ bán mà giá nhập lại không cao. Thậm chí, nếu có thời gian bạn cũng có thể học cả cách gieo giống để bán nữa đấy.
  • Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên thì các bạn phải nắm được các kiến thức cơ bản về chăm sóc cây cảnh mini, hiểu được tên, đặc điểm và ý nghĩa của các loài cây. 

[caption id="attachment_2602" align="aligncenter" width="600"]sinh viên kinh doanh gì đây Kinh doanh các loại cây cảnh mini nhỏ xinh[/caption]

  • Ngoài ra, các bạn cũng có thể kết hợp thêm cả tiểu cảnh để tạo nên những món quà nhỏ độc đáo. Mặt hàng này đặc biệt được giới công sở yêu thích, mua về để chưng trên bàn làm việc.

8. Kinh doanh rau sạch tự trồng

  • Ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính là kinh doanh rau sạch tự trồng.
  • Nếu bạn đang ở trọ, nhà có ban công thì chỉ cần đầu tư vài thùng xốp, hạt giống và chút thời gian chăm sóc thì chẳng bao lâu bạn đã có rau sạch ăn rồi. Ăn không hết thì có thể đem bán cho các bạn ở phòng trọ xung quanh.

9. Kinh doanh theo mùa, theo thời vụ

  • Kinh doanh theo mùa vụ cũng là gợi ý không tồi cho những bạn sinh viên muốn kinh doanh nhỏ.
  • Vào mùa xuân các bạn có thể bán bao lì xì, các loại hoa, hạt, mứt. Mùa hè thì bán mỹ phẩm, đồ chống nắng. Tới mùa thu chuyển sang bán bánh trung thu handmade. Còn mùa đông thì bán đồ Noel.

10. Kinh doanh tour du lịch trải nghiệm cho người nước ngoài

  • Hiện nay có rất nhiều tour du lịch cho người nước ngoài, bạn đừng tưởng chỉ có các công ty du lịch mới tổ chức được. Các bạn sinh viên cũng hoàn toàn có thể.
  • Các bạn sinh viên giỏi tiếng Anh có thể họp thành một nhóm và lên kế hoạch cho một chuyến đi thật tuyệt vời.
  • Chuyến đi đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng. Các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chỉ nên đi ở gần nơi đang sinh sống.
  • Tiếp đó là lập fanpage hoặc và các diễn đàn du lịch mà người nước ngoài hay vào để để quảng bá dịch vụ của bạn.

Trên đây là một vài ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên, giúp các bạn kiếm thêm thu nhập trong lúc rảnh rỗi để trang trải cuộc sống!

http://bit.ly/2x9Qd1f Mách bạn 9+ ý tưởng kinh doanh nhỏ cho sinh viên cập nhật đến năm 2019 http://bit.ly/2J2Twgx #gumato #HoangTuanAnh

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Tìm hiểu 30 kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ luôn bền vững, an toàn, có lợi đôi bên

Hợp tác kinh doanh là một hình thức kinh doanh rất phổ biến trong thời buổi hiện đại như thế này, đặc biệt là hợp tác kinh doanh nhỏ. Việc hợp tác kinh doanh nhằm mục đích giúp cho đôi bên cùng phát triển và đạt được những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, việc hợp tác như thế nào để lâu bền và đảm bảo được quyền cùng lợi ích của các bên mới là quan trọng nhất.

[caption id="attachment_2543" align="aligncenter" width="600"]Tìm hiểu các kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ Tìm hiểu các kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ[/caption]

Bạn có thể xem nhanh bài viết để hiểu rõ hơn về nội dung từng phần:

I. Trước khi hai bên ký kết hợp tác kinh doanh

1. Tại sao cần hợp tác để kinh doanh?

Có rất nhiều trường hợp bạn bè thân thiết cùng nhau hợp tác kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một vài tháng sau là cả hai không còn nhìn mặt nhau nữa. Đây là chuyện xảy ra rất phổ biến nhưng không có nghĩa là không có những trường hợp hợp tác thành công. Và cũng đừng vì vậy mà bạn nghĩ hợp tác kinh doanh thì không tốt.

Điều chúng tôi muốn nói là trước khi hợp tác với nhau các bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của việc làm này. Theo như số liệu từ Blommberg thống kê, cứ khoảng 10 dự án khởi nghiệp thì có tới 8, 9 dự án là thất bại. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là bởi lý do về tài chính, nhân sự,... Do đó, các doanh nghiệp non trẻ mới startup cần hợp tác kinh doanh nhỏ để nâng cao tỉ lệ thành công.

Ví dụ:

Bạn muốn mở một công ty về kế toán. Bạn rất giỏi chuyên ngành, đã có kinh nghiệm kế toán lâu năm nhưng lại chẳng biết gì về kinh doanh, nhân sự, hành chính,... Vậy làm sao bạn mở công ty được? Và nếu có mở ra thì 100% là thất bại bởi bạn không thể nào kham hết mọi việc được mà cần phải có người hỗ trợ, làm cùng. Bởi vậy, cần phải có sự hợp tác trong kinh doanh.

Hoặc các bạn cũng hợp tác dựa trên nguyên nhân tiền bạc. Bạn đã có mọi thứ, từ kinh nghiệm, kế hoạch, định hướng, nhân sự nhưng thiếu… tiền. Còn đối tác của bạn thì dư tiền nhưng đang không biết làm gì. Vậy tại sao không cùng nhau hợp tác? Vậy là các bạn đã hiểu tại sao mà lại cần hợp tác kinh doanh nhỏ rồi phải không?

2. Xác định tiềm năng tài chính của đối tác và bản thân

“Tiền” chính là thước đo chủ đạo để xác định tiềm năng của một doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng tốt thì mức độ an toàn của dự án càng cao. Khi hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn thì cũng không nên hợp tác với người không có tiền, trừ khi người đó cực kỳ giỏi.

[caption id="attachment_2545" align="aligncenter" width="600"]xác định tài chính hợp tác kinh doanh của hai bên Xác định tiềm năng tài chính của các bên[/caption]

3. Xác định lĩnh vực thế mạnh nhất của đôi bên

Không có ai là toàn tài cả. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Khi xác định được điểm mạnh, yếu của mình và đối tác thì khi phân chia nhiệm vụ trong dự án cũng sẽ hợp lý hơn, hiệu quả và tỉ lệ thành công cũng cao hơn.

Khi chọn người hợp tác nên tránh dẫm chân nhau, tức là nếu bạn giỏi mảng A thì hãy tìm người giỏi mảng B, C để hợp tác.

4. Xác định phân khúc thị trường của dự án muốn kinh doanh

Rất nhiều dự án kinh doanh bị đổ bể bởi họ xác định sai phân khúc thị trường. Các bạn nên áp dụng phương pháp hợp tác kinh doanh để có thể có nhiều cái đầu, nhiều góc nhìn để tìm ra những cơ hội thành công cho dự án.

[caption id="attachment_2546" align="aligncenter" width="400"]phân khúc thị trường kinh doanh Các được phân khúc thị trường kinh doanh[/caption]

5. Xác định mục tiêu hai bên cần đạt được

Một kinh nghiệm nữa mà khi hợp tác kinh doanh nhỏ các bạn nên biết đó là xác định mục tiêu hai bên cần đạt được. Khi hợp tác, bạn muốn đạt được những gì? Tiền? Quan hệ? Bổ sung kinh nghiệm, kiến thức? Hay điều gì khác?

Bên cạnh đó, nếu chỉ chăm chăm làm theo cảm tính, theo sở thích của mình thì khả năng kinh doanh thất bại là rất cao. Tất cả các doanh nghiệp thành công hiện nay đều có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

6. Tìm hiểu về đối tác ít nhất trong thời gian 1 năm

Đừng bao giờ hợp tác với những người mà bạn không hiểu rõ, dù là hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn. Mối quan hệ hợp tác này bạn mất tiền, mất thời gian, muốn duy trì lâu dài chứ không phải mối quan hệ ăn xổi ở thì. Do đó, các bạn nên chọn người hợp tác với mình là những người đã có ít nhất một năm quen biết để có thể xác định họ là người tin tưởng được hay không.

7. Tìm hiểu những người xung quanh của đối tác

Người Nga có một câu ngạn ngữ rất ý nghĩa như thế này: “Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào”. Hay người Việt chúng ta vẫn thường nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Những người giống nhau thì chơi với nhau. Bởi thế hãy xem những người xung quanh của đối tác là người như thế nào bạn sẽ tham chiếu được chính xác đối tác của mình ra sao và cân nhắc xem có nên hợp tác không.

8. Có nên hợp tác kinh doanh với bạn bè

Có rất nhiều người thích hợp tác kinh doanh nhỏ với bạn bè thân thiết bởi vì thân quen nên dễ tin tưởng. Tuy nhiên, đây lại là một trong những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp thất bại. Nguyên nhân là bởi khi hợp tác với bạn bè, mọi người sẽ dễ bị yếu tố tình cảm chi phối, ảnh hưởng đến các quyết định trong kinh doanh.

[caption id="attachment_2547" align="aligncenter" width="499"]Có nên hợp tác kinh doanh với bạn bè? Có nên hợp tác kinh doanh với bạn bè?[/caption]

Tuy nhiên, cũng không cần vì vậy mà cứng nhắc trong hợp tác kinh doanh, cứ dính tới “bạn bè” là auto bỏ qua. Cũng hãy cứ cho họ vào danh sách quan sát trong một năm xem họ liệu có phù hợp trở thành đối tác kinh doanh không. Nếu trong 1 năm đó họ có thái độ làm việc ở công ty hiện tại tốt, không nhậu nhẹt, rượu chè, cờ bạc, nợ nần thì có thể trở thành đối tác.

9. Tính toán thật kỹ lưỡng và can đảm đối đầu với sự thật

Roberto Orci chia sẻ, việc hợp tác chỉ nên được thực hiện khi nó mang lại kết quả 1 + 1 = 3. Tức là sau hợp tác, giá trị mang lại nhiều hơn tổng giá trị ban đầu thì mới có ý nghĩa. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn không nên hợp tác với người mà có một mặt nào đó làm kìm hãm phát sự phát triển của dự án.

10. Sự thoải mái sẽ mở đầu cho thành công

Trong bất cứ việc gì, ngay cả hợp tác kinh doanh nhỏ, mọi người thoải mái với nhau mới có thể cùng đi đến thành công. Nếu như các bạn hợp tác với ai đó chỉ vì cả nể, ép buộc thì việc thất bại chỉ là vấn đề thời gian.

11. Bàn bạc kỹ lưỡng kế hoạch kinh doanh trước khi ký hợp đồng

Dù các bạn có kinh doanh lĩnh vực gì thì trước khi đặt bút ký hợp đồng cũng phải cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng. Đừng bao giờ ký hợp đồng trên bàn nhậu, trong quán cafe hay quán bi-a.

[caption id="attachment_2548" align="aligncenter" width="600"]cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng Nên bàn bạc, cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng[/caption]

12. Thỉnh thoảng nên tin vào linh cảm của bản thân

Jack Canfield - nhà đồng sáng lập ra thương hiệu Chicken Soup for the Soul đã chia sẻ tiêu chí chọn đối tác của mình như sau: "Hai tiêu chí chọn đối tác là: Một, tôi phải thích và tin tưởng họ. Hai, họ phải có những thứ mà tôi không có". Đây cũng là kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ đúng đắn.

II. Ký kết hợp đồng hợp tác với đối tác

13. Tất cả văn bản ký kết đều có giá trị pháp lý

Người Việt Nam thực sự chưa chú trọng đúng mức tới các văn bản pháp lý. Cũng bởi vậy mà họ thường phải trả một cái giá khá đắt. Mặc dù tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác quan trọng nhưng đừng tin tưởng mù quáng. Với các văn bản pháp lý hãy đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng nếu không muốn phải hối hận về sau.

14. Rõ ràng và thống nhất trong các điều khoản

Khi hợp tác kinh doanh nhỏ các bạn nên dành tối thiểu 1 buổi hay thậm chí là 1 tuần để ngồi với nhau thảo luận về các điều khoản. Tất cả điều khoản cần phải được cân nhắc kỹ, trao đổi rõ ràng, thẳng thắn, không nể nang, không miễn cưỡng để tránh sau này bất đồng, xảy ra tranh chấp.

15. Trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau

Việc hợp tác kinh doanh là dựa trên mối quan hệ lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Bởi vậy, nếu ngày trong quá trình hợp tác đầu tiên, các bên có thể thẳng thắn, cởi mở với nhau sẽ giúp các bên vừa có thể cải thiện bản thân, khắc phục nhược điểm và hiểu rõ đối phương.

16. Rõ ràng về khía cạnh vốn góp và tỷ lệ lợi nhuận của đôi bên

Vốn và lợi nhuận là 2 vấn đề đặc biệt được quan tâm trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh. Và kim chỉ nam cho vấn đề này thể hiện ở sự công bằng. Không có lý do người góp ít vốn hơn, chịu trách nhiệm ít hơn mà lại hưởng lợi ngang với người góp vốn và chịu trách nhiệm nhiều hơn.

[caption id="attachment_2549" align="aligncenter" width="500"]hợp tác kinh doanh nhỏ cần rõ ràng về vốn Rõ ràng về vốn góp và tỷ lệ lợi nhuận[/caption]

17. Đề xuất đối tác làm bài test (nếu có thể)

Nhiều người cho rằng việc test đối tác là một hành động thiếu lịch sự và không tôn trọng đối tác. Ngay cả chính bản thân bạn cũng không muốn bị test. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi test phải khéo léo để đối tác không biết họ đang bị test.

Có 2 bài test được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến là bài test Hexaco đánh giá 6 yếu tố và bài test bộ ba đen tối. Các bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn về hai bài test này.

18. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho hai bên

Phân công nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể cho các bạn là bước cuối cùng trước khi bạn đặt bút ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh. Việc được làm việc thế mạnh của mình sẽ giúp mọi người tự tin và nâng cao hiệu quả hơn.

[caption id="attachment_2550" align="aligncenter" width="413"]Phân công các công việc cụ thể cho mọi người Phân công các công việc cụ thể cho mọi người, tránh chồng chéo[/caption]

III. Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh

19. Bản thân nên thể hiện sự nghiêm túc

Cho dù hợp tác kinh doanh nhỏ hay lớn thì sự nghiêm túc luôn là một yêu cầu về thái độ cần thiết. Trước khi bạn đòi hỏi ở đối tác của mình điều gì thì hãy xem liệu bản thân có làm được điều đó không. Đừng chỉ chăm chăm soi mói người khác trong khi bản thân lại làm không ra gì. Việc bạn nghiêm túc thực hiện, làm tốt mọi việc sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người xung quanh.

20. Luôn hỗ trợ đối tác khi gặp vấn đề khó khăn

Mặc dù mỗi người đã được phân chia nhiệm vụ, công việc riêng nhưng nếu có thể hỗ trợ đối tác khi họ gặp khó khăn, sự cố thì cũng đừng nề hà, tính toán. Hành động này sẽ giúp mối quan hệ giữa hai bên tốt đẹp hơn đồng thời đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và dự định.

21. Trao đổi, bàn bạc với đối tác để tối ưu hóa công việc hiệu quả

Dù cho dự án có đang hợp tác trôi chảy, thuận lợi thì hãy luôn duy trì việc trao đổi, bàn bạc giữa các bên. Đây là một kinh nghiệm để cho việc hợp tác kinh doanh nhỏ thành công. Đôi khi chỉ là một tin nhắn facebook, SNS, email nhưng cũng cho thấy mọi người đang quan tâm lẫn nhau và có mối liên quan với nhau. Đồng thời đây cũng là cách để thúc đẩy cả hai làm việc, không được ỷ lại vào nhau.

[caption id="attachment_2551" align="aligncenter" width="600"]hợp tác kinh doanh nên thẳng thắn trao đổi công việc Thẳng thắn trao đổi, bàn bạc với đối tác[/caption]

22. Cẩn thận với dư luận xã hội

Dư luận xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thành bại của một dự án. Có rất nhiều người chỉ vì quá tin vào những lời nói bóng gió bên ngoài mà xảy ra xích mích, xung đột với đối tác, từ đó dẫn tới phá sản.

23. Thắng không kiêu - Bại không nản

Trong kinh doanh, thắng bại là thường tình. Tuy nhiên, dù có được vài chiến thắng nhỏ bạn đầu cũng đừng tự kiêu, buông lỏng. Vài thất bại cũng đừng vội nhụt chí nếu không bạn cũng sớm đi vào con đường  thất bại.

24. Không ngần ngại chấm dứt hợp đồng với đối tác

Như đã nói, sự thoải mái trong kinh doanh rất quan trọng. Nếu hợp tác mà phải chịu đựng lẫn nhau thì chẳng mang đến kết quả gì. Đã chán nhau rồi thì nên chấm dứt sự hợp tác sớm để tránh lãng phí năng lượng.

IV. Những điều cấm kỵ khi hợp tác kinh doanh

25. Hợp tác kinh doanh 50/50

Trong hợp tác kinh doanh nhỏ hoặc lớn thì cũng cần phải có người đứng đầu, ra quyết định. Do đó, khi hợp tác hãy góp vốn theo tỉ lệ 60 - 40 hay 30 - 70. Có như vậy chức vị và quyền lực mới rõ ràng. Người ra quyết định cũng có tiếng nói và khiến mọi người nghe theo.

[caption id="attachment_2552" align="aligncenter" width="600"]hợp tác kinh doanh nên tránh hình thức hợp tác 50/50 Tránh hình thức hợp tác 50/50[/caption]

26. Không có các điều khoản hợp đồng

Trong hợp đồng kí kết hợp tác kinh doanh cần phải có điều khoản rõ ràng về việc hai bên có thể chấm dứt hợp đồng hoặc là đưa ra những lựa chọn khác như mua hoặc bán toàn bộ tài sản. Có như vậy mới không gây ra các phiền phức không cần thiết về sau.

27. Hợp tác kinh doanh như một cách thuê nhân công

Nên phân định rõ hợp tác kinh doanh với thuê nhân công. Nếu bạn chỉ cần một người làm việc giỏi thì hãy thuê nhân công. Còn nếu bạn muốn một đối tác có thể cùng tiến cùng lùi thì hãy hợp tác. Nói chung, muốn có nhân viên thì cứ thuê, đừng dại mà rủ rê hợp tác.

28. Góp vốn vì tin tưởng nhau

Nếu chỉ góp vốn bởi tin tưởng mà thiếu đi sự suy xét, cân nhắc cẩn trọng thì bạn có thể dễ rơi vào các tình huống rủi ro không đáng có.

29. Không xem trọng việc hợp tác lâu dài

Đây là một lý do dẫn đến hợp tác kinh doanh nhỏ thất bại. Việc chủ quan trong hợp tác hữu hạn, tức là một bên không phải chịu trách nhiệm gì về những hành động hay pháp lý nào của bên kia có thể dẫn tới những điều đáng tiếc.

30. Một trong 2 bên phá vỡ các điều khoản hợp đồng

Tình trạng này không hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu là bởi khi kí hợp đồng không có điều khoản rõ ràng, không thống nhất trước với nhau.

Trên đây là 30 kinh nghiệm trong kinh doanh nhỏ mà các bạn nên lưu ý. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể hỗ trợ bạn kinh doanh thành công.

 

http://bit.ly/2RpVpHV Tìm hiểu 30 kinh nghiệm hợp tác kinh doanh nhỏ luôn bền vững, an toàn, có lợi đôi bên http://bit.ly/2Is7glN #gumato #HoangTuanAnh