Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Bật mí toàn bộ quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp nhất

Ứng dụng quy trình đóng gói sản phẩm ra sao góp phần chuyên môn hóa quá trình sản xuất? Đó chính là một bài toán khó mà các doanh nghiệp đang tìm lời giải đáp. Để tìm hiểu quy trình đóng gói đơn giản, chuyên nghiệp, bạn hãy cùng Gumato tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Tại sao cần phải đóng gói sản phẩm

Việc đóng gói sản phẩm góp phần gia cố, chứa đựng sản phẩm và bảo vệ sản phẩm tránh khỏi những tác động của ngoại cảnh và môi trường, chẳng hạn như không khí, độ ẩm, ánh sáng,.. và tác động bởi hư hỏng, biến dạng.

Các sản phẩm được đóng gói cẩn thận, kỹ càng sẽ đảm bảo được chất lượng khi đến tay các nhà phân phối và người tiêu dùng. Bao bì và cách đóng gói cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và góp phần truyền thông, định vị thương hiệu của nhà sản xuất.

Quy trình đóng gói sản phẩm tiên tiến, chuyên nghiệp

Thêm vào đó, việc ứng dụng quy trình đóng gói sản phẩm giúp tối giản hóa quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển. Tiết kiệm được thời gian, công suất trong quá trình sản xuất sản phẩm.

2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa

Khi đóng gói hàng hóa và đưa vào vận chuyển chuẩn quy trình đóng gói sản phẩm, cần phải đáp ứng được một số quy định chung như sau:

  • Bưu kiện, hàng hóa vận chuyển cần được đóng gói kỹ càng và được niêm yết cẩn thận bởi cơ sở sản xuất. Đồng thời cần chứa đầy đủ các thông tin từ bên gửi, bên nhận, loại mặt hàng,.. 
  • Vật chứa phải có đủ độ bền và độ cứng để đảm bảo chịu được các tác động từ môi trường và lực của các thùng hàng, bưu kiện khác khi chồng lên nhau.
  • Nếu thùng hàng còn trống, đảm bảo có sử dụng các loại giấy bọt khí, giấy báo hay xốp để chèn vào chỗ trống, tránh cho hàng bị va đập và hư hao trong lúc vận chuyển.
  • Với các mặt hàng không thể tiếp xúc với nước hoặc hơi nước cần phải có túi nilon để đảm bảo hàng hóa được an toàn tránh các trường hợp bất khả kháng xảy ra.

Thùng carton thường được sử dụng trong việc vận chuyển hàng hóa

3. Quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp

3.1 Các bước quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn nhất

Quy trình đóng gói sản phẩm gồm có các bước sau đây:

Bước 1: Sau khi sản phẩm được dán đầy đủ các loại tem chất lượng, tem thông tin hay tem bảo hành, sử dụng 3 lớp túi bóng khí để bọc qua kiện hàng hóa. Nhằm bảo vệ hàng hóa, tránh va đập và hư hại hàng hóa với độ cao tối đa 5m.

Bọc hàng hóa bằng túi bóng khí là quy trình đóng gói sản phẩm không thể thiếu

Bước 2: Sử dụng thùng carton để đóng gói các sản phẩm đã được bọc và chèn giấy chèn, màng xốp hơi vào không gian trống tạo lớp bảo vệ thứ hai cho hàng hóa. Chọn các loại thùng carton chịu lực tốt và chất lượng để bảo vệ hàng hóa tốt hơn.

Sử dụng thùng carton để đóng gói sản phẩm

Bước 3: Bước cuối cùng trong quy trình đóng gói sản phẩm là dán thông tin người gửi, người nhận lên phía trên thùng hàng. Nếu kỹ càng hơn, có thể cho thêm các thông tin về mặt hàng để đơn vị vận chuyển có thể nắm rõ được tính chất sản phẩm và xử lý tốt hơn trong quá trình vận chuyển.

Dán thông tin lên thùng carton là bước cuối cùng trong quy trình đóng gói

3.2 Các giấy tờ cần dán lên hàng hóa

Bước cuối cùng của quy trình đóng gói sản phẩm là dán thông tin giao hàng lên bưu kiện hàng hóa. Thông thường, mỗi đơn vị vận chuyển đều có mẫu phiếu giao hàng riêng. 

Tuy nhiên, trên phiếu giao hàng cơ bản đều có những thông tin như sau: Thông tin người gửi, thông tin người nhận, khối lượng sau đóng gói, mã vận đơn và có thể có thêm thông tin món hàng.

Mã vận đơn là thông tin để kiểm tra quá trình của đơn hàng

Phiếu giao hàng thường được có 2 bảng, 1 bản để dán lên kiện hàng để người giao nhận có thể kiểm tra và 1 bản để người giao giữ như biên lai.

3.2 Cần lưu ý điều gì trong quy trình đóng gói sản phẩm

Dựa vào quy trình đóng gói sản phẩm, các đơn vị sản xuất và đơn vị vận chuyển cần phải lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng các loại thùng giấy, thùng carton bị rách, thủng hoặc đã qua sử dụng. Cần chọn mua thùng carton chất lượng, có thiết kế thương hiệu riêng để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
  • Chọn các loại thùng carton sao cho kích thước của sản phẩm phải chứa ít nhất 80% kích thước thùng carton.
  • Khi đóng gói hàng hóa, không nên sử dụng những loại túi nilon đã cũ, túi nilon kém chất lượng. Cần sử dụng túi nilon hình chữ nhật với một màu đồng nhất, ngoại trừ màu đen.
  • Chỉ sử dụng các loại băng keo đóng gói mới, có độ bám dính cao, với hai loại màu sắc là trong suốt hoặc màu vàng. Lưu ý khi dán băng keo, cần chú ý không che thông tin trên tem vận chuyển.
  • Hàng hóa khi đóng gói cần chèn đầy đủ túi bóng khí, giấy chèn, màng xốp hơi để không bị vỡ hoặc không phát ra tiếng động trong quá trình vận chuyển

Gumato cung cấp các loại thùng carton, phụ kiện đóng gói đủ tiêu chuẩn

Gumato là đơn vị chuyên cung cấp các loại thùng carton cũng như phụ kiện đóng gói như túi bóng khí, màng xốp hơi, giấy chèn, túi giấy, túi nilon... đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trên đây chính là những thông tin cần thiết của quy trình đóng gói sản phẩm mà các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đều cần phải nắm rõ. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm nhà cung cấp thùng carton hoặc các phụ kiện đóng gói cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với Gumato để tham khảo qua các dịch vụ nhé.

https://ift.tt/2Z4Xyyw Bật mí toàn bộ quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp nhất https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế bạn nên biết

Hàng hóa gửi đi quốc tế cần phải được đóng gói theo quy định, tiêu chuẩn riêng. Vì vậy tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế cụ thểnhư thế nào sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

1. Quy định, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế

Khi muốn vận chuyển hàng hóa quốc tế, người giao hàng và chủ hàng cần phải đóng gói hàng hóa theo một quy chuẩn chung. Dưới đây là quy định, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế mà bạn cần biết.

Vận chuyển hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển mạnh hơn

1.1 Quy định đóng gói hàng quốc tế

  • Giới hạn kích thước và trọng lượng của lô hàng

Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có cách thức đóng gói khác nhau nên phải xác định đúng trọng lượng, chi vi, thể tích của mỗi lô hàng. Đồng thời, tiết kiệm chi phí trong khi vận chuyển hàng quốc tế.

  • Thông tin hiển thị

Tuyệt đối không được thiếu bất cứ thông tin nào như loại hàng, tên hàng, số lượng và trọng lượng trong kiện hàng để tránh rắc rối phát sinh. Riêng hàng nguy hiểm phải có ký hiệu chuyên ngành.

  • Địa chỉ và nhãn kiện hàng

Ghi rõ và đúng địa chỉ của người nhận và người gửi cả bên trong và ngoài kiện hàng. Phải dán nhãn trên kiện hàng và phiếu đóng gói hàng hóa cùng chiều trên cùng một mặt của kiện hàng.

1.2 Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế

Tùy vào từng chủng loại hàng mà tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế cũng sẽ khác nhau.

  • Hàng dễ vỡ thì phải quấn giấy gói, nilon, xốp tấm, đóng bìa carton 2 lớp rồi đóng hàng hóa vào thùng carton 5 lớp. Rồi ghi rõ ký hiệu loại hàng dễ vỡ bên trên thùng hàng.
  • Đối với máy móc thì quấn màng co PE hay bìa carton, đóng trên các tấm pallet, thùng gỗ kín, thùng gỗ thưa tuỳ từng loại máy.
  • Thiết bị điện tử bọc túi bóng khí, tấm xốp bọt, bọc thêm màng xốp hơi bên ngoài rồi đóng thùng carton 5 lớp.
  • Bọc tranh ảnh bằng giấy gói, lót xốp, túi bóng khí, đóng thùng carton cẩn thận
  • Đồ gỗ thì phải bọc màng co PE, bìa carton 3 lớp, dán kín các mặt xung quanh hộp bằng băng dính. Gia cố hộp với băng keo nhựa bản rộng. Lấp đầy khoảng trống với giấy chèn hoặc màng xốp hơi

Kích thước thùng carton gửi đi quốc tế đã được quy định rõ ràng

2. Cách đóng gói hàng và gửi hàng đi quốc tế

Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa ở mức tốt nhất khi đóng gói hàng, gửi hàng đi quốc tế cần thực hiện đầy đủ theo 4 bước sau:

2.1 Đánh giá và phân loại hàng hóa

Muốn đóng gói hàng hóa tốt nhất thì phải đánh giá và phân loại chúng trước tiên. Căn cứ vào các yếu tố như trọng lượng, kích thước hàng hóa; độ dễ vỡ; giá trị hàng hóa; hàng hóa đặc biệt hay không.

2.2 Đóng gói theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế

Lựa chọn các hình thức đóng gói hàng hóa như thùng xốp, thùng gỗ, hay thùng carton,... Đồng thời, không quên sử dụng các dụng cụ đóng gói chuyên dụng như giấy chèn, màng xốp hơi, túi bóng khí,... để lấp đầy khoảng trống.

Đối với những loại hàng hóa có độ dễ vỡ cao thì cần tăng thêm một lớp đóng gói nữa để đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận chuyển.

Đóng gói, niêm phong hàng hóa kỹ càng bằng băng dính

2.3 Niêm phong hàng hóa

Để bảo vệ hàng hóa tránh khỏi các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài, bạn có thể sử dụng băng keo dán có độ rộng từ 4 đến 8cm,… để niêm phong hàng hóa. Nên dán thùng thành hình chữ H để niêm phong tất cả các cạnh và đường nối trên mép thùng.

2.4 Dán nhãn ghi thông tin

Bước cuối cùng trong tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế là dán nhãn ghi đầy đủ thông tin cả người gửi và người nhận.

Đối với những hàng hóa đặc biệt thì có thể ghi trực tiếp hoặc dán biểu tượng để nhân viên cẩn thận khi giao hàng.

Cần dán nhãn thông tin khi đóng gói hàng hóa

3. Những lưu ý cho việc lựa chọn phụ kiện đóng gói gửi hàng quốc tế

Việc lựa chọn phụ kiện đóng gói khi gửi hàng quốc tế là vô cùng quan trọng. Sử dụng thùng carton, băng keo, màng xốp hơi, túi bóng khí, giấy chèn,.. chất lượng góp phần bảo vệ hàng hóa tốt nhất và giúp quá trình vận chuyển trở nên thuận lợi hơn.

Khi lựa chọn phụ kiện đóng gói cần phải chú trọng đến chất lượng, kích thước, độ an toàn của phụ kiện đóng gói và mức độ uy tín của đơn vị cung cấp để tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa.

Hiện tại, Gumato là đơn vị cung cấp thùng giấy, thùng carton, phụ kiện đóng gói uy tín với nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng cung cấp, phục vụ nhu cầu thị trường cũng như hỗ trợ hướng dẫn đóng gói hàng đáp ứng tiêu chuẩn cho bạn.

Đến đây, chắc chắn bạn đã nắm được tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế rồi đúng không nào? Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy tham khảo các loại phụ kiện đóng gói đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mà Gumato cung cấp để tối ưu hóa quy trình đóng gói nào!

 

https://ift.tt/3dSVFJv Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế bạn nên biết https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Tìm hiểu quy cách đóng gói sản phẩm may mặc chuẩn nhất

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc như thế nào là chuẩn? Việc ứng dụng những quy tắc này sẽ mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp. Hãy cùng Gumato làm sáng tỏ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quy cách gấp sản phẩm may mặc

Bước đầu tiên trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc mà các doanh nghiệp đều cần lưu ý là bước đóng gói sản phẩm may mặc. Để gấp sản phẩm cho đẹp mắt nhất và hoàn hảo nhất, có thể làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Cho sản phẩm lên bề mặt phẳng, vuốt sản phẩm cho thẳng thớm và ổn định. Bạn nhớ kéo hết các dây khóa kéo hoặc chỉnh túi áo ngay ngắn, đúng vị trí.

Bước 2: Nắm vào vai áo bằng tay trái và đặt tay phải ở phần vai áo bên trái. Bắt đầu xếp vào 1/3 áo hướng vào bên phải, gấp phần tay áo vào sao cho vuông góc với mép ngoài rồi sau đó đặt vào vị trí cũ. Lặp lại như vậy cho bên còn lại.

Bước 3: Chia áo ra làm 3 phần, xếp 1/3 phần dưới thân áo hướng lên phần cổ áo trước và sau đó hướng 1/3 của cổ áo hướng xuống phần thân áo để hoàn thành quá trình gấp sản phẩm may mặc.

Các bước gấp quần áo đúng cách chuẩn theo quy cách đóng gói sản phẩm 

Trên đây chính là bước cơ bản và đầu tiên trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc mà tất cả các doanh nghiệp may mặc đều cần phải tuân thủ.

2. Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Đóng gói được xem là bước quan trọng nhất trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc. Bởi lẽ trong quá trình vận chuyển, thùng hàng được xem là vật bảo vệ cho các sản phẩm may mặc được đóng gói bên trong.

Đóng gói thùng hàng càng kỹ càng, chắc chắn sẽ càng đảm bảo hàng hóa được bảo vệ và đến nơi an toàn. Sau đây là các bước đóng gói thùng hàng chuẩn

Bước 1: Các sản phẩm may mặc sau khi được gấp cẩn thận đều được cho vào túi nilon mới. Lưu ý nhớ đặt mặt phải áo ở bên trên.

Bước 2: Cho các sản phẩm đã đóng gói vào thùng, sẽ được đặt 5 sản phẩm ở mỗi thùng. Luôn chắc chắn rằng mặt phải của sản phẩm được đặt hướng lên trên và vuốt lại bề mặt sản phẩm khi đặt vào thùng.

Bước 3: Sử dụng băng keo trong suốt để dán miệng thùng cho chắc chắn.

Bước 4: Có đầy đủ thông tin trên mỗi thùng hàng như: tên doanh nghiệp, mã hàng, màu sắc, số lượng, size,…hoặc shipping mark nếu là hàng xuất khẩu để tránh thất lạc trong quá trình vận chuyển.

Đóng gói vào thùng carton có dán kín miệng và có shipping mark đầy đủ sẽ tránh thất lạc trong quá trình vận chuyển

3. Tiêu chuẩn thùng carton đóng gói sản phẩm may mặc

3.1 Kích thước tiêu chuẩn trong quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Lựa chọn thùng carton có kích thước lớn để đóng gói cũng góp phần đáp ứng quy cách đóng gói sản phẩm may mặc. Bởi vì hầu hết khi vận chuyển các sản phẩm may mặc cũng như xuất nhập khẩu, số lượng hàng hóa đều lớn.

Thùng carton đóng gói sản phẩm may mặc cần có kích thước lớn

Thế nên, chỉ có thùng có kích thước lớn mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thùng carton lại có khối lượng nhẹ hơn và vô cùng dễ dàng cho việc kiểm tra để hạn chế sai sót.

3.2 Độ bền và độ cứng của thùng carton

Thông thường, quá trình vận chuyển hàng may mặc thường kéo dài vài ngày hoặc thậm chí lên đến hơn nửa tháng. Thế nên, yêu cầu cơ bản của vật chứa là phải có đủ độ cứng để có thể bảo vệ được hàng hóa bên trong.

Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển các thùng hàng đều được xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích và không gian thế nên thùng carton cần phải đủ độ bền để có thể chịu được trọng lượng của các thùng hàng khác.

Lựa chọn thùng carton có đủ độ bền và độ cứng sẽ giúp đưa các sản phẩm may mặc đến nơi đảm bảo an toàn hơn. Lại vừa đáp ứng được quy cách đóng gói sản phẩm may mặc.

Các thùng carton cần có đủ độ bền để chịu được tác động trong quá trình vận chuyển

3.3 Khả năng chống và hút ẩm

Để đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm do thời tiết hoặc hơi nước do thông thường các doanh nghiệp Việt Nam thường chọn đường biển là đường vận chuyển chính. Thế nên các doanh nghiệp cần phải chọn thùng carton có khả năng chống và hút ẩm tốt.

Thùng carton đóng gói cần có độ bền, khả năng hút ẩm tốt

Qua các yếu tố trên, chúng ta đều có thể thấy rằng các yêu cầu về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc là rất gắt gao và chặt chẽ. Yêu cầu sẽ còn cao hơn, các yếu tố về chất lượng sản phẩm cũng như đóng gói sẽ càng cao hơn khi muốn tham gia vào đấu trường quốc tế.

Vì vậy các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình nơi cung cấp thùng carton chất lượng, bảo đảm được các yếu tố kể trên với chất lượng cao.

Gumato là doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thùng carton chất lượng cao đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như giá thành cạnh tranh.

Có nhiều loại thùng carton 3 lớp, 5 lớp đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của khách hàng

4. Một số câu hỏi về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

4.1 Quần áo được đóng gói như thế nào?

Hầu hết quần áo được vận chuyển được gửi trong một phong bì nhựa đơn giản gọi là poly mailer.

Chúng không tốn kém và thiết thực vì quần áo chỉ cần trượt vào và chúng có thể được buộc chặt dễ dàng.

Nếu bạn đang vận chuyển quần áo mà bạn đã bán, thì điều quan trọng là phải đóng gói quần áo thật sang trọng.

4.2 Bao bì trong ngành may mặc là gì

Bao bì may là quá trình đóng gói, nén, làm đầy hoặc tạo ra hàng hóa cho mục đích bảo vệ và xử lý thích hợp của họ.

Đây là quy trình cuối cùng trong sản xuất hàng may mặc, chuẩn bị hàng hóa thành phẩm để giao cho khách hàng.

4.3 Quần jean được đóng gói như thế nào?

Quá trình bắt đầu khi quần jean loomstate - nghĩa là quần jean chưa qua quá trình hoàn thiện - được đưa đến một máy giặt quay hoặc bụng và được tải.

Quần jean sau đó được đặt trong một máy khác để được giặt và làm mềm. Sau khi sấy, quần jean được ép, kiểm tra và đóng gói để vận chuyển.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn chúng ta đều đã hiểu qua về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc. Nếu bạn là doanh nghiệp may mặc đang cần đóng gói sản phẩm may mặc đúng quy cách, cần tìm các sản phẩm đóng gói đúng chất lượng hãy liên hệ với Gumato ngay hôm nay để được tư vấn nhé.

https://ift.tt/3cLc6aF Tìm hiểu quy cách đóng gói sản phẩm may mặc chuẩn nhất https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ đảm bảo an toàn

Các loại hàng hóa như đĩa thủy tinh, ly, tách, đèn, ảnh hay khung ảnh,… cần phải được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển. Để bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bạn nhất định cần biết cách đóng gói hàng dễ vỡ được chia sẻ ngay dưới đây.

1. Những lưu ý khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ 

Hàng hóa dễ vỡ đều chịu lực kém, dễ bị hư hỏng do va đập trong quá trình vận chuyển. Chính vì lẽ đó mà khi đóng gói phải đặc biệt lưu ý những điều sau:

 

1.1 Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp

 

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo đồ được an toàn đến tay của người nhận thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,...

Lựa chọn phụ kiện đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp

Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ thì không nên lựa chọn giấy mỏng, vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém.

 

1.2 Không bỏ qua việc bảo quản hàng hóa

 

Trước khi đóng gói phải lựa ra món đồ nào cần được bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần chèn thêm giấy chèn lót hàng hay màng xốp hơi không. 

Và các món đồ cũng nên được sắp xếp riêng rẽ tránh để không bị va đập gây vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ. 

Bọc cẩn thận hàng hóa dễ vỡ trước khi xếp vào thùng

 

1.3 Dùng băng keo để dán kín hộp lại

 

Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải,… để buộc hàng hóa. 

Dùng băng keo dán kín hộp để cố định hàng hóa

 

1.4 Lựa chọn địa chỉ cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín

 

Bên cạnh 3 lưu ý trên thì đây cũng là 1 lưu ý hết sức quan trọng. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín và đáng tin cậy để tối ưu chi phí và bảo vệ hàng hóa tốt nhất bạn nhé!

Gợi ý cho bạn một trong những đơn vị đóng gói uy tín nhất hiện nay chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại Gumato.

Với nhiều năm kinh nghiệm Gumato đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những loại phụ kiện tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Gumato, đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín, chất lượng

2. Cách đóng gói hàng dễ vỡ cho từng loại hàng hóa

2.1 Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, chén bát...

Đĩa thủy tinh trông rất sang trọng và bắt mắt nhưng lại rất dễ vỡ. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro khi đóng gói dĩa, đĩa cần thực hiện những bước sau:

  • Dùng giấy báo bọc hết toàn bộ đĩa rồi dán băng keo lại.
  • Lót giấy chèn đã bóp nhàu có độ mỏng nhất định hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng.
  • Xếp dĩa theo chiều dọc. Tuyệt đối không cố nhồi nhét dĩa vào trong thùng quá nhỏ để tránh bị chèn ép gây vỡ trong quá trình di chuyển và vận chuyển.
  • Lót thêm lớp chống sốc cao khoảng 5cm phía trên sau khi đã xếp toàn bộ đĩa vào thùng.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, dĩa

2.2 Cách đóng gói ly, tách

Để đóng gói hàng hóa dễ vỡ như ly, tách bạn có thể dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại rồi đặt giấy nhàu vào giữa ly, giúp giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. Hoặc bạn cũng có thể dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong. 

Dùng các bọc bong bóng để bảo vệ hàng dễ vỡ

Dù là cách đóng gói đĩa thủy tinh ở trên hay cách đóng gói hàng dễ vỡ như ly, tách thì bạn cũng phải nhớ đặt giấy chèn ở đáy thùng carton hoặc dùng khăn thì càng tốt. 

Bạn nên lựa chọn thùng carton có kích thước trung bình và đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó mới đặt ly nhỏ lên. Trong quá trình sắp xếp nên bỏ xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống nhằm tránh va chạm.

2.3 Đóng gói tranh ảnh

Với tranh ảnh có kích thước nhỏ thì chỉ cần thực hiện đúng như cách đóng gói đĩa là được. Nhưng nếu kích thước lớn hơn 90cm thì bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại là xong.

Dán lưu ý đặc biệt trên nắp thùng để nhân viên giao hàng cẩn thận

2.4  Cách đóng gói hàng dễ vỡ là bóng đèn

Cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ là đèn thì phức tạp hơn một chút. Trước tiên bạn cần gói đèn bằng bịch ni lông, hay túi bóng khí.

Sau đó lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Cuối cùng là đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy chèn nhằm giảm khoảng trống.

Hy vọng với những lưu ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên chia sẻ tới bạn bè và người thân của mình nhé. Chúc các bạn gói hàng hóa thành công!

 

https://ift.tt/2T1HyJN Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ đảm bảo an toàn https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Những quy cách đóng gói hàng hóa không phải ai cũng biết

Để đảm bảo người nhận có thể nhận đúng món hàng thì nhất định người giao hàng cùng chủ món hàng phải tuân theo đúng quy cách đóng gói hàng hóa hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?

Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) hiểu một cách đơn giản là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy chiếu trách nhiệm cho những bên liên quan khi có bất cứ sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.

Cần tuân thủ quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển

2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa

Đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng đều phải tuân theo một quy định chung. Cụ thể là:

  • Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chịu được các tác động lực khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.
  • Niêm phong chắc chắn bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển.
  • Tùy vào từng loại hàng hóa như hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
  • Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói thật cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
  • Ghi đầy đủ thông tin người nhận, bao gồm họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh thất lạc.

3. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa

Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa phải dự theo các tiêu chí sau:

  • Công dụng: Bao bì trong và bao bì ngoài.
  • Số lần sử dụng: Bao bì sử dụng một lần hay có thể sử dụng nhiều lần.
  • Đặc tính chịu nén: Loại bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
  • Vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp, thủy tinh, tre nứa...

4. Yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa

Có rất nhiều thùng carton với kích thước khác nhau để bạn lựa chọn

Việc đóng gói hàng hóa, bưu phẩm rất quan trọng nên thùng giấy hoặc bao bì cũng có yêu cầu nhất định.

  • Phải đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hình vận chuyển đặc biệt như máy bay, tàu biển, xe tải, hàng rời, container,…
  • Có kích thước phù hợp để dễ dàng vận chuyển và bảo quản trên container hay pallet.
  • Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển theo đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
  • Đảm bảo phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
  • Có các ký hiệu trên bao bì đóng gói sản phẩm, hàng hóa đặc biệt tránh hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.

5. Những quy cách đóng gói hàng hóa chi tiết

Phần lớn các loại hàng hóa đều tuân theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa nhưng cũng có quy cách đóng gói hàng hóa riêng cho từng loại.

5.1. Cách đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao

Hàng hóa điện tử thường là máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim và các loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển bấp bênh.

Vì vậy, khi đóng gói hàng hóa phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Rồi dùng băng keo cố định chặt. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp bọc phía ngoài.

Dùng xốp bóng khí cho hàng hóa điện tử

5.2. Hàng hóa là đồ bằng thủy tinh, gốm sứ

Thủy tinh, gốm sứ đều là những mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa với mặt hàng này trước tiên cần sử dụng túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 - 5 lớp và đóng gói trong thùng carton 5 lớp.

Quy cách đóng gói gốm sứ, hàng dễ vỡ

Khi đóng gói loại hàng hóa này vào thùng carton, bạn cần chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch khi vận chuyển. Đồng thời bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ.

5.3. Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Đầu tiên phải đảm bảo bọc kỹ hàng mỹ phẩm tránh chất lỏng không bị chảy ra ngoài dù cho bị dốc ngược.

Bên ngoài sản phẩm được bọc kín, chèn vật liệu chống va đập và chống thấm nước như bọt khí, mút, xốp, hạt nở,… để lấp đầy khoảng không trong hộp.

5.4. Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm

Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần cuộn, bọc nilon để tránh trầy xước các sản phẩm này rồi cho vào ống nhựa hay các ống bằng bìa carton cứng, bịt kín 2 đầu ống.

Hoặc cho vào cặp tài liệu, đồng thời đóng gói vào thùng carton cứng có hình dạng phù hợp, không quá lớn so với sản phẩm.

Luôn thật cẩn thận khi đóng gói hàng hóa

5.5. Cách đóng gói bao bì sản phẩm, thực phẩm khô

Đóng gói thực phẩm khô bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng. Có chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.

Sản phẩm cần có hạn sử dụng ít nhất là 1 tháng. Và cần lưu ý về điều kiện lưu giữ thực phẩm với các đơn vị vận chuyển.

Cần thêm gói hút ẩm khi đóng gói thực phẩm khô

5.6. Tiêu chuẩn đóng gói đồ gia dụng

Khi đóng gói đồ gia dụng phải chèn thêm xốp hoặc giấy bóng khí 6 mặt có độ dày tối thiểu 5cm xung quanh trước khi cho vào thùng carton 3 lớp. Dùng băng dính niêm phong kỹ các mối nối, nếp gấp.

5.7. Quy định đóng gói chai nhựa, chất lỏng

Tương tự như quy cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm, chai nhựa cũng phải được bọc kỹ để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Bảo quản trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc kèm mùn cưa để hút hết chất lỏng nếu bình, lọ bên trong bị vỡ.

Khi đặt nhiều chai lọ trong một thùng thì nên dùng vách ngăn hoặc dùng các vật liệu chống sốc như tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,… để chèn vào khoảng trống.

Lưu ý đặc biệt cho những hàng hóa dễ vỡ

5.8. Quy cách đóng gói hàng hóa giày dép, quần áo

Do giày dép, quần áo thường có sẵn bao bì của nhà sản xuất nên cách đóng gói bao bì sản phẩm hàng hóa giày dép, quần áo chỉ cần dùng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng là được. Còn nếu không có hộp thì cần bọc thêm một lớp bọt khí trước rồi mới tiến hành đóng gói.

6. Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn phụ kiện đóng gói

Phụ kiện đóng gói trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều, mẫu mã, chủng loại vô cùng đa dạng khiến cho nhiều người đắn đo không làm thế nào để lựa chọn được phụ kiện đóng gói chất lượng, tránh các rắc rối không đáng có.

Trước khi chuẩn bị đóng gói hàng hóa, bạn hãy lựa chọn thùng carton, thùng giấy, bao bì, phụ kiện chắc chắn, đảm bảo các yêu cầu để bảo vệ sự an toàn cho hàng hóa.

Gumato - Địa chỉ cung cấp bao bì, thùng carton uy tín, chất lượng cao. Với đội ngũ nhân viên lành nghề kinh nghiệm cùng những sản phẩm sử dụng các loại vật liệu an toàn không chất độc hại, đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng và giá thành rẻ. Gumato khẳng định có thể làm hài lòng quý khách hàng!

Vì vậy nếu quý khách hiện đang cần chọn mua bao bì, thùng carton thì hãy đến ngay với Gumato để được phục vụ một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất. Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0906.97.97.24 - 0906.97.97.04 hoặc truy cập vào website https://gumato.com/ để tham khảo những mặt hàng hiện có.

Hy vọng với những thông tin về những quy cách đóng gói hàng hóa cho từng loại mặt hàng được chia sẻ trên đã giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn. Chúc các bạn thành công!

https://ift.tt/3dNrlQq Những quy cách đóng gói hàng hóa không phải ai cũng biết https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Shipping mark là gì? Các thông tin bạn cần biết về Shipping marks

Shipping mark là gì? Ý nghĩa mà shipping mark mang lại là gì? Tại sao hàng hóa lại cần có shipping mark? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Gumato bật mí thông qua bài viết sau. Hãy cùng đón đọc để hiểu được shipping mark nghĩa là gì bạn nhé!

1. Shipping mark là gì?

Shipping mark nghĩa là gì? Hiểu một cách đơn giản, shipping mark có nghĩa là nhãn hiệu vận chuyển. Shipping mark thường được viết dưới dạng chữ, chữ số hay ký hiệu và được in hoặc dán lên các thùng hàng vận chuyển.

Shipping mark nghĩa là gì? Vị trí đặt của shipping mark trên thùng carton

Các nhà xuất khẩu và nhà vận chuyển thêm một số loại dấu hiệu nhận dạng vào các gói hàng để đảm bảo rằng chúng được xử lý chính xác và hiệu quả trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

2. Mục đích của shipping mark là gì?

Shipping marks thường được biết đến với các mục đích sau đây:

Shipping mark chứa đầy đủ thông tin, từ mặt hàng cho đến tính chất hàng hóa, giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Đơn vị vận chuyển cũng dễ dàng xử lý các thùng hàng trong quá trình vận chuyển cũng như quá cảnh mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong. Đồng thời, giúp họ giao hàng đúng địa điểm mà người gửi yêu cầu.

Shipping mark giúp người nhận dễ dàng kiểm tra hàng hóa, chẳng hạn như số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác.

Shipping mark thể hiện đầy đủ các thông tin để đơn vị vận chuyển và đơn vị nhập khẩu nhận dạng và kiểm tra hàng hóa

3. Nhãn hiệu vận chuyển có mấy loại?

Nắm rõ được shipping mark là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các loại shipping mark. Bởi ngày nay, khi việc xuất nhập khẩu ngày càng phát triển thì nhãn hiệu vận chuyển ngày càng được đa dạng hơn về mặt hình thức cũng như cách in, dưới đây là một vài loại nhãn dán phổ biến hiện nay:

  • Dạng in
  • Dạng ký tự
  • Dạng ảnh chụp văn bản
  • Dạng bảng in
  • Dạng hình vẽ
  • Dạng nhãn đúc
  • Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
  • Dạng viết tay

4. Ý nghĩa của shipping mark trong vận chuyển quốc tế

Vậy shipping mark là gì? Shipping mark có ý nghĩa như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu? 

  • Quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn khi có shipping mark vì đơn vị vận chuyển sẽ có thể nhận dạng được hàng hóa và nắm rõ được tính chất của hàng hóa và xử lý trong quá trình vận chuyển phù hợp hơn.
  • Hạn chế việc sai sót về mặt hàng cũng như thất thoát và mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản. Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp không bị phạt hải quan vì vận chuyển và bảo quản sai cách.
  • Những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu đều có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng nhờ vào shipping mark. Và nhờ đó sẽ hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí bị đội lên vì sự chậm trễ cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
  • Shipping mark phải được đóng gói trên từng kiện hàng và có đầy đủ các thông tin cần thiết.

Nhiều loại shipping mark được thể hiện dưới dạng ký hiệu và hình vẽ cũng giúp nhận diện được tính chất hàng hóa dễ dàng hơn.

5. Các thông tin cần có trên nhãn hiệu vận chuyển

Tùy thuộc vào quy mô mà các đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu đưa ra nhãn hiệu vận chuyển phù hợp. Có nhiều ngành hàng hoặc đơn vì chỉ cần đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ nhưng cũng nhiều ngành hàng yêu cầu cần phải có đầy đủ mọi thông tin trên shipping mark.

Thông tin cần có trên shipping mark yêu cầu cần phải có những thông tin như sau:

  • Đơn vị sản xuất hàng hóa: thông tin công ty, địa chỉ,…
  • Thông tin về sản phẩm: Mặt hàng được đóng gói, Mã ký hiệu của hàng hóa, Số thứ tự của các kiện hàng, xuất xứ, hạn sử dụng,…

Càng nhiều nhãn hiệu vận chuyển trong một đơn hàng sẽ giúp cho đơn hàng được xử lý nhanh chóng và gọn gàng hơn.

Shipping mark tối thiểu phải có thông tin về đơn vị sản xuất, thông tin hàng hóa

Bạn có thể xem thêm video nói về shipping marks tại đây:

6. Nên dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu?

Shipping mark được dán ở đâu cũng có những quy định tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:

  • Shipping mark phải được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể dễ dàng đọc được đầy đủ các thông tin cũng như quy định mà không phải tháo bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
  • Nếu đó là sản phẩm không thể được mở bao bì thì bên ngoài bao bì phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
  • Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin thì phải có các thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất cũng như về mặt hàng.

Vị trí dán nhãn hiệu vận chuyển

7. Ví dụ về shipping marks

Ví dụ gửi 1 Container Dệt may từ Morocco đến Pháp

Một công ty sản xuất dệt may Ma-rốc muốn xuất khẩu một container đồ lót nam cho một nhà nhập khẩu ở Paris, Pháp.

Việc đóng gói container sẽ như sau: 10 chiếc quần lót nam được cho vào hộp carton, sau đó 70 thùng được đặt vào pallet gỗ. Container 40ft chứa 21 chiếc pallet 100cmx120cm.

  • Nhãn hiệu vận chuyển đính kèm với túi nhựa trong suốt: Mô tả hàng hóa, số lô, ngày sản xuất, nguyên liệu sản xuất, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, hướng dẫn giặt vv.
  • Nhãn hiệu vận chuyển đính kèm trên các hộp carton: Mô tả hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, loại và số lượng gói bên trong, trọng lượng tịnh, tổng trọng lượng, chi tiết người nhận hàng vv.
  • Nhãn hiệu vận chuyển Được đính kèm trên Pallet gỗ: Dấu ISPM15, nhãn pallet vv.
  • Các nhãn hiệu vận chuyển liên quan đến Container: Kích thước container, loại container và số container, số niêm phong, vv.

Shipping mark được in trực tiếp lên thùng carton không chỉ tiện lợi mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Nhắc đến đây, chắc bạn đã hiểu rõ shipping mark là gì rồi đúng không nào? Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm cơ sở in ấn nhãn hiệu vận chuyển lên thùng carton uy tín, hãy liên hệ với Gumato ngay hôm nay để tìm hiểu và được tư vấn kỹ càng nhé.

https://ift.tt/2Lest3j Shipping mark là gì? Các thông tin bạn cần biết về Shipping marks https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Bật mí cách tính cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, tàu thuỷ, máy bay… mới nhất

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa như thế nào? Làm sao để tối ưu hóa chi phí vận chuyển vẫn luôn là một bài toán khó đầy thách thức. Để tìm ra đáp án chi tiết cho bài toán đó, bạn hãy cùng Gumato đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!

1. Quy định về cách tính chi phí vận chuyển

Giá cước vận chuyển hàng hóa đã được chính phủ quy định rõ ràng mà bất cứ công ty vận tải hoặc nhà xe nào cũng phải tuân theo. Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam dựa trên 2 yếu tố là khối lượng hàng hóa và phương thức vận chuyển hàng. Đơn vị tính cước là T.Km.

Theo đó:

  • Khối lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
  • Khoảng cách tính cước vận chuyển là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km.(Đơn vị tính: km)

Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.

2. Các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay

Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng nhất hiện nay

Khi muốn vận chuyển hàng hóa bắc nam bạn có thể thử bằng nhiều con đường khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

Vận tải đường bộ: Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng xe khách, xe tải rất linh hoạt mà giá cả lại phải chăng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn. 

Vận tải đường thủy: Tuy không được linh hoạt như phương thức vận chuyển đường bộ nhưng cách vận chuyển này cũng được nhiều người lựa chọn vì giá rẻ và vận chuyển được khối lượng hàng lớn đi xa như xuất khẩu hoặc vận chuyển Bắc Nam.

Vận tải đường sắt: Không được linh hoạt và thời gian vận chuyển hàng hóa lâu chính là điểm trừ khiến cho phương thức vận chuyển hàng hóa này ngày càng có ít người lựa chọn. 

Vận tải hàng hóa đường hàng không: Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa nhanh nhất hiện nay nhưng khối lượng hàng vận chuyển bị hạn chế và giá thành cao.

3. Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển

Tương ứng với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa được liệt kê ở trên, cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng có sự khác biệt đáng kể. 

3.1. Cách tính cước vận chuyển đường bộ

Như đã nói ở trên, quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa dựa trên 2 yếu tố. Áp dụng vào đó có thể có cách tính cước vận chuyển đường bộ như sau: 

Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng

Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:

  • Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)
  • Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000)

Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô nhanh và rất tiện lợi

Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

3.2. Cách tính cước phí vận chuyển đường biển

Cách tính cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà phải căn cứ vào khoảng cách, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder (trung gian vận chuyển). Các doanh nghiệp có thể tính chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển bằng cách dưới đây.

Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:

  • Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)
  • Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm : cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)

Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:  

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM

Chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển rẻ

3.3. Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định một cách thống nhất tại các biểu cước. Được thể hiện một cách chi tiết trong những quy định, quy quy tắc riêng về cách thức tính cước và phát hành biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff) của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế IATA (International Air Transport Association):

Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa

Lưu ý khi tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM, và toàn bộ được quy về theo KGS.

  • Trọng lượng: Cân nặng thực tế của đơn hàng (ĐVT: KGS)
  • Khối lượng: Cân nặng của đơn hàng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS)
  • Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá KGS
  • Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá CBM

Chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không khá cao

3.4. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Riêng cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 - Bộ GTVT. 

  • Hàng hóa lẻ tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5kg được quy tròn là 5kg.
  • Hàng nguyên toa sẽ tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.

Nếu trong toa có nhiều hàng hóa với mức cước khác nhau người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng sẽ đưa ra tổng trọng lượng của hàng hóa. Không được thiếu mặt hàng nào để tránh bị tính mức phí cao nhất. 

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

4. Giá cước vận chuyển hàng hoá theo khối lượng

Cho dù là loại hàng hóa nào đi chăng nữa thì vẫn phải dựa trên 2 yếu tố để tính cước là khối lượng hàng hóa và khoảng cách. Tùy theo khối lượng của hàng hóa mà cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau.

4.1. Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ

Vì đây chỉ là những hàng hóa như thư từ, quà lưu niệm, giấy tờ,… nên sẽ tính theo trọng lượng khi cân trực tiếp trên cân của dịch vụ vận chuyển. 

Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ = Trọng lượng thực (Đơn vị: gam) x Đơn giá

4.2. Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh

Cách tính giá cước khi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh là:

Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh = Trọng lượng quy đổi của hàng hóa (Đơn vị tính: kg) x Đơn giá

Trong đó, Hiệp hội giao nhận quốc tế IATA đã đưa ra công thức tính trọng lượng quy đổi như sau:

Trọng lượng quy đổi của hàng hóa= (Dài x Rộng x Cao)/Mẫu số tương ứng với từng loại dịch vụ (ĐVT: kg)

Tùy theo dịch vụ giao hàng (giao hàng thường hay là hỏa tốc) thì mẫu số tương ứng sẽ khác nhau. 

4.3. Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng

Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng cần đặc biệt cẩn thận

Những hàng hóa siêu trường, siêu trọng thường sẽ có trọng lượng lên đến hơn 1 tấn. Nhưng cách tính cước vận chuyển vẫn tương tự như với hàng hóa nặng cồng kềnh là:  

Cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng = Trọng lượng quy đổi (Đơn vị kg) x Đơn giá

Tuy nhiên đối với hàng container thì lại có cách tính khác vì phải bao gồm chi phí bến cảng, loại container đặc thù… Cụ thể là:

  • Cước tính chung cho mọi mặt hàng sẽ tính hết tất cả chi phí trong quãng đường đi rồi chia đều cho mỗi container.
  • Cước tính cho loại mặt hàng sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng container trung bình đối với loại hàng đó.
  • Cước tính cho hàng nhỏ lẻ thì như đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ thông thường.

5. Làm sao để giảm cước phí vận chuyển hàng hóa?

Hiểu được cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa nhưng nhiều doanh nghiệp luôn đau đầu khi tìm ra lời giải cho bài toán giảm thiểu tối đa cước phí vận chuyển hàng hóa. Dưới đây là những cách giảm chi phí hay mà bạn có thể áp dụng:

  • Tham khảo nhiều hãng vận chuyển khác nhau

Tuy cách tính cước vận chuyển đã được Nhà nước quy định nhưng bạn vẫn có thể tham khảo nhiều hãng vận chuyển để lựa chọn nơi có chính sách giá phù hợp.

Nếu bạn có nhiều đơn hàng và mong muốn hợp tác lâu dài bạn vẫn sẽ có thể được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt từ các hãng vận chuyển.

Tham khảo nhiều hãng, phương tiện vận chuyển khác nhau

  • Đặt kho hàng gần nơi đặt các phương tiện vận tải, vận chuyển

Nếu kho hàng của bạn gần với phương tiện vận tải thì sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian và chi phí không nhỏ cho việc vận chuyển hàng hóa của mình đấy.

Đặt kho hàng gần phương tiện vận chuyển nhằm tiết kiệm chi phí

  • Sử dụng bao bì đóng gói phù hợp 

Một số hãng vận chuyển thường có quy định về kích thước của hàng hóa nên bạn hãy cân nhắc việc sử dụng bao bì đóng gói sao cho phù hợp nhất. Tùy vào từng loại hàng hóa mà lựa chọn hộp 3 lớp hay 5 lớp, thùng carton nhỏ hay lớn, có thêm giấy chèn lót hàng hay màng hơi hay không,…

Sử dụng thùng carton phù hợp góp phần giảm chi phí vận chuyển

Đến với Gumato, hàng hóa của bạn sẽ được đóng gói, bảo vệ cẩn thận với giá cả phải chăng vừa giúp tiết kiệm chi phí đóng gói vừa giảm chi phí vận chuyển hàng hóa một cách tối đa. Hãy nhanh tay truy cập vào website: https://gumato.com/ hoặc liên hệ số Hotline: 0906.979.724 - 0906.979.704 để biết thêm chi tiết.

Trên đây là cách tính cước vận chuyển hàng hóa mà các doanh nghiệp cần tham khảo, áp dụng để cân bằng và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Hãy nhớ luôn theo dõi và tính toán sao cho hợp lý nhất với tình hình công ty bạn nhé!

https://ift.tt/2yKiCj0 Bật mí cách tính cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, tàu thuỷ, máy bay… mới nhất https://ift.tt/eA8V8J #gumato #HoangTuanAnh

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

thung carton nho

thùng carton nhỏ
Hộp carton nhỏ là các loại hộp sử dụng 100% các nguyên liệu tái chế để tạo thành các hộp đựng bưu phẩm.

Hộp giấy carton nhỏ có kích thước rất đa dạng, được phân loại thành các số từ G1 đến G39 dựa theo 3 tiêu chí về chiều rộng, chiều dài, chiều cao thường nằm trong khoảng 6cm đến 10cm tùy loại.
Bên cạnh đó, việc đựng sản phẩm trong hộp giấy carton nhỏ cũng sẽ giúp việc sắp xếp sản phẩm dễ dàng, gọn gàng và có tính thẩm mỹ hơn.
Thùng giấy carton nhỏ thường dùng để bọc các sản phẩm ship cod đến các tỉnh lẻ, với kiểu dáng, kích cỡ khác nhau bạn có thể tùy chọn.
- Bài viết thung carton nho được trích nguồn tại: https://gumato.com/danh-muc/thung-carton/hop-carton-nho/

- Xem chủ đề liên quan đến thùng carton:

bán thùng carton tphcmhttps://www.behance.net/gallery/92377699/ban-thung-carton

**Tìm thông tin Gumato trên google: https://www.google.com/search?q=gumato

#thungcartonnho
#Gumato
#hoanganhtuan

x